Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần thể hiện quyết tâm của Chính phủ, của tư lệnh ngành để vực dậy nền kinh tế

“Chúng ta lo phát triển sản xuất và phải lo cả đời sống nhân dân, làm sao bảo đảm cung cấp đầy đủ hàng hóa cho người dân trong lúc diễn ra dịch và sau dịch" - Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các "tư lệnh ngành" tại cuộc họp Thường trực Chính phủ diễn ra chiều 27/3.    
Từ 28/3 đến hết 15/4: Cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tăng tốc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch Thủ tướng: Tạm dừng mọi hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Quyết liệt ngăn chặn đỉnh dịch ở mức tối đa Thủ tướng: Đây là giai đoạn vàng quyết liệt chống dịch

Chịu tác động kép cả cung và cầu

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “quyết chiến”, làm mọi biện pháp có thể để ngăn dịch COVID-19. Trong thời gian tới, trước mắt là trong nửa tháng tới và có thể kéo dài thêm, chúng ta phải tập trung mọi sức lực, mọi biện pháp để chống dịch, coi đó là nhiệm vụ số một ở nước ta hiện nay.

Đặc biệt, dịch COVID-19 gây ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt cuộc sống xã hội. Trước tình hình đó, Thường trực Chính phủ đều có suy nghĩ phải vực dậy nền sản xuất để giải quyết việc làm, tăng trưởng bằng các biện pháp căn cơ, mạnh mẽ. Vì vậy, Thủ tướng cho biết, cần thiết phải tổ chức một hội nghị toàn quốc bàn 4 nội dung lớn. Thứ nhất là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh khi nhiều doanh nghiệp phải đình trệ sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực hàng không, du lịch. Năm nay, chúng ta dự kiến đón khoảng 20 triệu du khách mà chủ yếu đi bằng đường hàng không nhưng do dịch, lượng lớn du khách không thể đến Việt Nam trong thời gian qua; các khách sạn cũng phải đóng cửa.

thu tuong nguyen xuan phuc can the hien quyet tam cua chinh phu cua tu lenh nganh de vuc day nen kinh te
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 27/3

Thủ tướng cho rằng, chúng ta gặp tình trạng yếu cả cung, yếu cả cầu, “chúng ta phải tìm thấy thị trường mới ở trong nước và thị trường lớn ở nước ngoài”, phải có biện pháp giữ ổn định sản xuất kinh doanh, nếu không, không thể giải quyết việc làm và tăng trưởng.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế đang hội nhập quốc tế sâu rộng, có độ mở lớn và liên kết chặt chẽ về thương mại, đầu tư, du lịch, lao động,... với thế giới, Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng toàn diện tới nền kinh tế, cùng lúc chịu tác động “kép”, cả từ phía cung và cầu, tác động đến tất cả các thị trường đầu ra và thị trường đầu vào chủ lực, cả sản xuất và tiêu dùng. Cùng lúc Việt Nam đối mặt với khó khăn cả về tư liệu sản xuất và thị trường xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng điện tử, điện thoại, may mặc, da giày.

Du lịch, vận tải, hàng không, dịch vụ khách sạn, nhà hàng... cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giảm lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước. Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh trong nước với năng lực tài chính, sản xuất còn nhiều hạn chế chịu nhiều tác động từ dịch.

Báo cáo với Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, kết quả công nghiệp và thương mại 2 tháng năm 2020 là tương đối tốt, nhất là xuất khẩu và chỉ số tăng trưởng trong thương mại nội địa cũng như sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, dự báo của cả quý I/2020 tăng trưởng chỉ hơn 1,5%. “Tương tự, thương mại bán lẻ hàng hoá trong nước cũng giảm xuống con số chỉ khoảng trên 3%. Như vậy, hàng loạt các ngành hàng lớn gặp khó và tác động rất mạnh trong tháng 3 này”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ rõ.

Phân tích kỹ nguyên nhân, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, nếu trong tháng 2, Việt Nam chủ yếu đối phó với dịch bệnh, đứt nguồn cung và vướng mắc từ thị trường Trung Quốc. Thì đến tháng 3, toàn bộ các thị trường lớn của chúng ta đều bị tác động mạnh mẽ. Đặc biệt một số thị trường trọng tâm, tăng trưởng mạnh trong 2 tháng đầu năm như Mỹ, EU tại thời điểm này cũng giảm. “Một số chuỗi cung ứng trong ngành dệt may, da giày đơn hàng tháng 3 đều giãn, đơn hàng tháng 6 và sang năm không có đàm phán. Các đơn hàng bị huỷ của dệt may, da giày tại Mỹ và EU chiếm khoảng 70%. Nếu không cải thiện, tất cả doanh nghiệp chỉ hoạt động đến hết tháng 4/2020, không có đơn hàng bổ sung nữa”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thông tin.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhìn nhận, thời gian qua chúng ta đã nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh, cố gắng tối đa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là trong việc ổn định trở lại thương mại với Trung Quốc và một số thị trường chưa bị tác động; chúng ta có điều kiện mở giao thương tiếp các cửa khẩu phụ và cặp chợ biên giới.

Đối với doanh nghiệp hiện nay, những yêu cầu cụ thể đã thể hiện tại Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ về tài chính, tín dụng, cả về thuế phí bên Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cũng đã làm tương đối tốt.

Trước thực tế hiện nay, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh băn khoăn: Nếu đưa ra một cơ chế mới, một gói mới để hỗ trợ cho doanh nghiệp là vấn đề phải cẩn trọng. Người đứng đầu ngành Công Thương đồng tình với ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Nếu chúng ta huy động các ngân hàng thương mại gói tín dụng lãi suất thấp cho các doanh nghiệp thì sẽ nguy hiểm và rủi ro. Nếu không đúng mục tiêu, đúng ý nghĩa của việc sử dụng tín dụng ưu đãi vô tình biến các ngân hàng trở thành đối tượng tiềm năng của các khoản nợ khó đòi, cũng như mất mát về tài sản. Khi các tổ chức tín dụng sa vào tình trạng này còn nguy hiểm hơn gấp bội so với hoạt động của doanh nghiệp".

thu tuong nguyen xuan phuc can the hien quyet tam cua chinh phu cua tu lenh nganh de vuc day nen kinh te
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh báo cáo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đưa giải pháp, cần tiến hành ngay tái cơ cấu hỗ trợ cho doanh nghiệp để tiếp tục tham gia vào chuỗi cũng ứng, nhất là khi hồi phục dịch Covid -19. Cụ thể, đối với thị trường phải xây dựng kế hoạch định hướng cho từng nhóm ngành hàng để tiếp cận với từng thị trường. Ngoài ra, tiếp tục tạo cơ cấu mới trong liên kết cung ứng với thị trường mới như thị trường Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, tránh sự phụ thuộc vào thị trường duy nhất như thị trường Trung Quốc trong thời gian qua.

Đối với thị trường trong nước, Bộ trưởng cho rằng, hiện nay thị trường trong nước đã có sự sụt giảm, tuy nhiên do yêu cầu rất cao về chống dịch bệnh nên các hoạt động thương mại nội địa cũng đang tính chuyển hướng theo mô hình mới trên nền tảng của điện tử. Đây là cơ chế mà Thủ tướng Chính phủ vừa rồi cũng làm thí điểm giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thông tin truyền thông. Bộ Công Thương đã hướng dẫn cho các doanh nghiệp lớn để tham gia tiếp cận xây dựng hệ thống để từ đó hoạt động thương mại điện tử sẽ có điều kiện phát triển mạnh trong thời gian tới, vừa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả.

Người đứng đầu ngành Công Thương đề nghị Thủ tướng xem xét và có gói kích cầu tiêu dùng trong đó lựa chọn một số các ngành hàng sản phẩm, nông sản thực phẩm, cũng như hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt may, da giày, điện tử…

Bộ Công Thương đã có một số ý kiến và văn bản cụ thể đề nghị với Thủ tướng như Văn bản 202 ngày 19/3 đề xuất Thủ tướng các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong hàng loạt các lĩnh vực về phân phối, tiêu dùng cũng như một số chính sách cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực về công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Chúng tôi cũng mong Chính phủ tiếp tục tập hợp và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng một cơ chế chính sách chung, cùng thực hiện”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề xuất.

Giải pháp tháo gỡ phải đúng và trúng

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, Thường trực Chính phủ cơ bản đồng ý với báo cáo của các bộ, ngành đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kích thích kinh tế trên các lĩnh vực, đẩy nhanh đầu tư công, hỗ trợ việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội.

Thủ tướng lưu ý, 4 báo cáo lớn đối với 4 nội dung này cần chuẩn bị công phu, sẽ do 4 đồng chí Bộ trưởng trình bày tại hội nghị dự kiến diễn ra vào 31/3 tới. Những nội dung hội nghị đề cập cũng là những vấn đề người dân, xã hội quan tâm, do đó, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm để hội nghị đạt kết quả tốt.

Về giải pháp tài khoá, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính tiếp tục rà soát gói hỗ trợ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác, tăng chi chống dịch, cắt giảm chi thường xuyên, tính toán tăng bội chi do giảm thu, tăng chi ngân sách Nhà nước…Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì cùng Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm nguồn lực bổ sung cho ngân sách Nhà nước.

Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng nêu rõ, thống nhất định hướng các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện và đề xuất thời gian tới, lưu ý các giải pháp hỗ trợ vốn, giảm lãi suất, trong đó tiếp tục nghiên cứu việc cho vay tái cấp vốn, lãi suất 0% hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động…Thủ tướng cũng đề nghị tính toán, nghiên cứu một gói nữa từ trái phiếu Chính phủ để kích cầu.

Về tín dụng tiêu dùng, Thủ tướng thống nhất đề nghị của Bộ Công Thương, giao Bộ Công Thương cùng Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu cơ chế cụ thể, tuy nhiên “kích cầu lên mạnh mẽ hơn bằng giải pháp nào?”- Thủ tướng ra "đề bài".

Thủ tướng cũng mong muốn các địa phương phát biểu về các giải pháp tháo gỡ, “chứ không phải kêu khó”.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động