Thứ sáu 22/11/2024 15:26

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ưu tiên cho cải cách tiền lương

Thủ tướng cho biết, kiên quyết giảm các khoản chi không cần thiết để thêm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cấp bách, ưu tiên cho cải cách tiền lương.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thông tin về tình hình xây dựng, thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Cụ thể, khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 vào quý III năm 2021, bối cảnh rất khó khăn do đại dịch Covid-19, tăng trưởng âm, ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng dự toán chi, thu ngân sách nhà nước năm 2022 ở mức thận trọng, chắc chắn là phù hợp để tránh bội chi lớn, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia.

Tuy nhiên, nhờ chúng ta chuyển đổi nhanh, kịp thời sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 theo Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ; từ Quý IV năm 2021 đến nay kinh tế phục hồi, tăng trưởng trở lại; đã tạo cơ sở tăng thu ngân sách nhà nước.

Mặt khác, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng đã chỉ đạo quyết liệt tăng cường quản lý thu, chống thất thu; cùng với giá dầu thô, thu tiền sử dụng đất tăng khá, dẫn đến thu ngân sách nhà nước 10 tháng đã vượt 3,7% dự toán cả năm 2022.

Năm 2023, dự báo còn rất nhiều khó khăn, thách thức, trong khi cần tiếp tục giãn, giảm thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 cần thận trọng, chắc chắn, khả thi để bảo đảm kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ trong ngưỡng an toàn.

"Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước, kiên quyết giảm các khoản chi không cần thiết để có thêm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cấp bách, ưu tiên cho cải cách tiền lương, đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia" - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Về giải ngân đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng cho hay, xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách của các cấp, các ngành, các địa phương, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy thực hiện. Đến nay đã cơ bản hoàn thành ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện các Chương trình này.

Ước giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 31/10/2022 đạt 297,8/580 nghìn tỷ đồng, đạt 51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2021 (55,8%) nhưng cao hơn về giá trị tuyệt đối là 40,4 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 15,7% so với số giải ngân cùng kỳ năm 2021).

Triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đạt một số kết quả bước đầu, nhất là các chính sách giãn thuế, tiền thuê đất, miễn thuế, phí, lệ phí và hỗ trợ tiền thuê nhà.

Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh cho rằng, tình hình giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các Chương trình này chưa đạt yêu cầu và mong muốn của cử tri. Số vốn kế hoạch của năm 2022 còn lại phải giải ngân là khá lớn, khoảng 282 nghìn tỷ đồng, trong đó các bộ, cơ quan trung ương chiếm 30,5%; các địa phương chiếm 69,5%.

Vẫn còn 8,3% tổng số vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa phân bổ; việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% còn rất chậm, gặp nhiều khó khăn. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa hoàn thành ở một số địa phương.

Theo Thủ tướng Chính phủ, những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, nhất là công tác lập kế hoạch vốn, chuẩn bị đầu tư ở một số cơ quan, địa phương chưa sát với thực tế; cơ chế giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, chưa được giải quyết. Quy trình, thủ tục còn mất nhiều thời gian.

Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có nơi, có lúc thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao; chưa phát huy tốt vai trò người đứng đầu; có tâm lý sợ trách nhiệm. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa quyết liệt; việc xử lý sai phạm chưa kịp thời, nghiêm minh...

Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt khắc phục những yếu kém đã chỉ ra và rà soát, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; thực hiện các cơ chế đặc thù; kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan, địa phương; rà soát, điều chuyển vốn; không để dàn trải, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế

Nhiều tham luận tại Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định uy tín, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominica

Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Hạ viện Malaysia tăng cường hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam

Việt Nam và Malaysia nhất trí thúc đẩy hợp tác hải quân

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự