Thứ hai 12/05/2025 11:09

Thủ tục phá sản doanh nghiệp: Khai thông hành lang pháp lý

Lâu nay, Việt Nam đã quá quen với cụm từ DN “chết lâm sàng” mà chưa được “chôn”. Bắt đầu từ ngày 1/1/2015, việc “khai tử” DN kỳ vọng sẽ được khai thông khi có hành lang pháp lý tương đối đầy đủ.

 - Luật Phá sản được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (ngày 19/6/2014) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Theo ông Tưởng Duy Lượng- Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, thành viên ban soạn thảo - luật này có nhiều nội dung được sửa đổi, cơ bản đáp ứng tương đối đầy đủ về thủ tục phá sản.

Sau 9 năm thực hiện Luật Phá sản năm 1993, cả nước mới tuyên bố được 53 DN phá sản. Theo Luật Phá sản năm 2004, đến tháng 12/2012, cũng chỉ có 83 quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy số lượng DN lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán chưa được tuyên bố phá sản còn rất lớn.

Luật Phá sản xác định rõ người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đó là, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; người đại diện theo pháp luật của DN, hợp tác xã. Luật cũng quy định: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp điều lệ công ty có quy định.

Về nghĩa vụ, luật quy định, chủ DN tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN mất khả năng thanh toán.

Điểm mới của luật là có thêm chế định quản tài viên. Luật quy định cá nhân, DN được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm: quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản. Theo đó, quản tài viên là luật sư, kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 5 năm trở lên, được cấp chứng chỉ hành nghề. DN quản lý, thanh lý tài sản gồm: công ty hợp danh có tối thiểu 2 thành viên là quản tài viên, hoặc giám đốc của công ty hợp danh là quản tài viên; DN tư nhân có chủ DN là quản tài viên đồng thời là giám đốc.

Luật cũng bổ sung quy định về thủ tục thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp người nộp đơn là chủ nợ.

Hải Nam

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Kỳ 1: Biệt thự bên cạnh cụm công nghiệp ô nhiễm ở Bắc Ninh

Đà Nẵng: Cảnh báo lừa đảo trúng tuyển học bổng du học

Quảng Ninh: Triệt phá đường dây lừa đảo, dưới hình thức cá cược 'Cắt đá tìm ngọc'

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy