Chủ nhật 22/12/2024 18:23

Thứ trưởng Bộ Y tế: Đãi ngộ với cán bộ truyền thông y tế chưa thỏa đáng

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị người đứng đầu các đơn vị từ trung ương tới địa phương cần có trách nhiệm đối với công tác truyền thông y tế.

Tại Hội nghị công tác truyền thông và cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024" khu vực Nam Bộ, diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai các ngày 26-27/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, công tác truyền thông đóng vai trò rất lớn đối với các đơn vị y tế, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác truyền thông y tế thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập. Các bất cập này xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mô hình bệnh tật thay đổi với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, dịch bệnh mới xuất hiện, dịch bệnh cũ bùng phát…

"Trong khi đó, thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương, công tác truyền thông y tế còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự, kỹ thuật… Đồng thời, chưa được chú trọng đầu tư phát triển", Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nam Thương

Theo bà Hương, đội ngũ cán bộ làm truyền thông y tế từ Trung ương đến cơ sở còn rất thiếu về nhân lực, cần được đào tạo nâng cao năng lực liên tục. Đặc biệt, phải truyền thông làm sao để người dân chia sẻ với ngành y tế trước những khó khăn và nỗ lực, cống hiến, đóng góp của ngành đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hiện nay, nhiều cơ sở y tế còn chưa thấy được tầm quan trọng của việc bố trí và đảm bảo nguồn lực, điều kiện làm việc và kinh phí cho công tác truyền thông y tế. Kế đến, một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế thiếu kỹ năng truyền thông và cung cấp thông tin y tế.

Ngoài ra, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm truyền thông y tế còn chưa thỏa đáng (đặc biệt là tuyến tỉnh, huyện, xã) khiến nhiều người chưa yên tâm công tác.

Ông Vũ Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế. Ảnh: Nam Thương

Theo ông Vũ Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế, truyền thông tiếp thị y tế đang trở thành công cụ hữu ích cho các cơ sở y tế từ trung ương tới địa phương.

"Truyền thông y tế giúp các đơn vị y tế xây dựng được thương hiệu mạnh mẽ, tăng cường tương tác với bệnh nhân và thúc đẩy nâng cao dịch vụ của cơ sở. Đây cũng là một trong những phương thức có được lòng tin của khách hàng, bệnh nhân. Vậy nên, nếu không làm tốt công tác truyền thông y tế, nguy cơ "mất" khách hàng sẽ xảy ra", ông Vũ Mạnh Cường nhận định.

Trong thời đại công nghệ số, công tác truyền thông ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các cơ sở y tế do tính cạnh tranh giữa các đơn vị ngày càng cao; nhu cầu khám và điều trị của khách hàng ngày càng lớn.

Theo Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương, để nâng cao hiệu quả truyền thông y tế, thời gian tới, các đơn vị cần cung cấp những nội dung chất lượng được cá nhân hóa tới khách hàng.

"Chúng tôi rất mong muốn các bác sĩ, nhân viên y tế sẽ là người cung cấp thông tin, chia sẻ kiến thức về y tế trên mạng xã hội. Đây là phương pháp truyền thông nhằm xây dựng huy hiệu cho bệnh viện. Đồng thời, tiến hành xây dựng các video ngắn chia sẻ về các kiến thức y khoa, giải thích về các hiện tượng, các phương pháp và các bệnh lý cho người dân hiểu, từ đó có được sự tin tưởng của người dân", ông Vũ Mạnh Cường nói.

Ngoài ra, các bệnh viện nên thành lập các trang mạng xã hội để tương tác với khách hàng, bệnh nhân giúp người dân được trải nghiệm và có thêm động lực tương tác.

Bộ Y tế chính thức ra mắt mạng lưới truyền thông ngành y tế. Ảnh: Nam Thương

Để công tác truyền thông y tế vượt qua khó khăn, đạt được kết quả tốt hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị người đứng đầu các đơn vị từ trung ương tới địa phương cần có trách nhiệm đối với công tác truyền thông y tế. Lãnh đạo đơn vị phải biết, phải hiểu để chỉ đạo công tác truyền thông đạt hiệu quả tốt.

Truyền thông luôn phải đi đầu, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ truyền thông để nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện.

Mỗi cán bộ làm công tác truyền thông sẽ trở thành người lan tỏa những kết quả tích cực của ngành y tế với cộng đồng. Từ đó, tạo sự tin tưởng của các ban ngành, lãnh đạo các cấp đối với ngành y tế và của người dân đối với các đơn vị y tế.

Tiếp tục nêu cao những tấm gương điển hình, việc làm tốt, thành tựu y khoa để các ban, ngành và người dân biết tới, từ đó nâng cao hiệu quả truyền thông.

Tiếp tục xây dựng và củng cố mạng lưới truyền thông từ Trung ương tới địa phương, đảm bảo tất cả các đơn vị y tế đều tham gia nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS