Chủ nhật 22/12/2024 14:05

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Sự phục hồi nhu cầu trong nước và xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh lạm phát cao đã gia tăng thu ngân sách. Dự báo, thu ngân sách 2024 về đích trước hẹn.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam (VEPR) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Tình hình thu ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2024 ước đạt 97,2% so với dự toán, ông có thể chia sẻ một số yếu tố để thu ngân sách của chúng ta đạt kết quả cao như vậy?

Kết quả thu ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2024 đạt 97,2%. Theo như Bộ Tài chính báo cáo trước Quốc hội, khả năng năm 2024, chúng ta vượt thu ngân sách nhà nước so với dự toán trước đó khoảng 10%.

Dự báo, thu ngân sách nhà nước 2024 về đích trước hẹn

Đạt được kết quả cao như vậy theo tôi từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, theo công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, kinh tế của Việt Nam khởi sắc ở trên tất cả các bình diện, đặc biệt trong sản xuất công nghiệp dẫn đến doanh nghiệp tăng về doanh thu, lợi nhuận. Và vì vậy, các nguồn đóng góp từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách nhà nước có sự khởi sắc rất lớn so với năm 2023, cũng như so với những năm khó khăn trong giai đoạn Covid-19.

Đây là một trong những tín hiệu tích cực cho thấy rằng, nguồn thu bền vững từ các nguồn thuế thu nhập trực thu đóng góp tỷ trọng lớn vào ngân sách nhà nước và từ đó góp phần tăng tỷ trọng từ thuế, phí trong tổng thu ngân sách.

Thứ hai, kết quả đến từ việc nâng cao hiệu quả thu thuế. Theo đó, tỷ trọng đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp đến từ khu vực tư nhân vào ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể.

Đặc biệt, tỷ trọng đóng góp thuế thu nhập cá nhân, bao gồm đến từ khu vực hộ kinh doanh, khu vực cá nhân kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên. Việc Chính phủ, Tổng cục Thuế rất rốt ráo trong việc đưa ra các chính sách nhằm rà soát thuế dựa trên nền tảng công nghệ số, thông tin số đã góp phần rất lớn trong việc mở rộng cơ sở thuế.

Thứ ba, bên cạnh nguồn thu đến từ việc đóng góp từ thuế, phí trực thu từ các doanh nghiệp, cá nhân thì cũng đến từ thuế xuất nhập khẩu. Năm 2024, với sự khởi sắc của hoạt động thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu tăng mạnh so với năm ngoái. Do đó, thuế xuất nhập khẩu tăng lên so với năm 2023 và đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước.

Đây được cho là những nguồn thu chính đóng góp vào ngân sách nhà nước và đảm bảo ngân sách nhà nước đạt vượt mục tiêu đặt ra cho năm 2024.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính chung 10 tháng, thu nội địa ước đạt 1.377,6 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4% dự toán và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2023. Thu từ dầu thô ước đạt khoảng 48,9 nghìn tỷ đồng, vượt 6,2% so với dự toán, giảm 6% so cùng kỳ năm 2023. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 227,2 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 11,4% và tăng 18,9% cùng kỳ.

Như ông chia sẻ, những chính sách thuế của chúng ta đang tạo ra nhiều thuận lợi cho việc thu ngân sách, tuy nhiên, mới đây lại có những đề xuất như những hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu đồng trở xuống thì không phải đóng thuế, hay đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2025 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, ông bình luận gì về việc này?

2 việc này khác hẳn nhau. Chúng ta thấy rất rõ, với chính sách giảm 2% thuế VAT sau khi nền kinh tế chịu tác động của Covid 19, nhiều ý kiến cho rằng, việc này sẽ làm giảm thu ngân sách. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong 4 năm vừa rồi, tỷ trọng thuế VAT trong tổng thu ngân sách không giảm đi, trong khi tổng thu ngân sách lại tăng lên. Điều này có nghĩa giá trị tuyệt đối thu từ thuế VAT tăng lên chứ không phải làm giảm đi.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR)

Đây cũng là yếu tố tự tin để Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị quyết tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025. Như vậy, chúng ta khoan thư sức dân và giảm thuế cũng là cách để kích cầu tiêu dùng trong nước. Đây là một trong những động lực quan trọng để đạt được mục tiêu kép, vừa tăng cầu tiêu dùng trong nước, vừa tạo động lực tăng trưởng trong tương lai.

Vừa qua, Quốc hội cân nhắc thảo luận về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), theo tôi, bản chất khi chúng ta áp thuế thu nhập cá nhân cho hộ kinh doanh thì đó là hình thức khác của thuế khoán kinh doanh trước đây.

Theo đó, hiện nay, đối với các hộ kinh doanh, do không xác định rõ được đầu vào, đầu ra và thực hiện thu thuế theo khoán doanh thu. Rõ ràng, việc này mang tính chất cảm tính nhiều.

Như chúng ta thấy, trong giai đoạn Covid 19, các hộ kinh doanh không kinh doanh, thậm chí là thua lỗ nhưng vẫn phải đóng các loại thuế khoán theo sự thỏa thuận của các địa phương. Đây là điểm chúng tôi cũng đã kiến nghị. Để giải quyết tổng thể vấn đề thuế đối với các hộ kinh doanh cần phải có sự cải tiến về hành lang pháp lý.

Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang có các đề án về hoàn thiện thể chế, địa vị pháp lý cũng như hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Chúng tôi cũng kỳ vọng, vấn đề thuế trong thời gian tới đây cũng sẽ được giải quyết tổng thể hơn.

Về nguyên tắc, chúng tôi cho rằng, làm sao để có thể thích hợp đầu vào, đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh, cũng như tính đúng, tính đủ chi phí. Từ đó, tính ra được phần lợi nhuận của hộ kinh doanh giống như doanh nghiệp và áp các khoản đánh thuế trực thu dựa trên lợi nhuận sẽ hay hơn so với việc hiện nay chúng ta áp dụng dựa trên hình thức thuế khoán.

Dự đoán năm nay chúng ta có thể vượt 10% chỉ tiêu thu ngân sách, có phải, chúng ta đưa ra dự toán chưa sát với tình hình thực tế hay không?

Thực ra, chúng ta cũng thấy rất rõ, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, dự báo tăng trưởng kinh tế cũng đã có sự điều chỉnh rất rõ. Chúng ta không thể lường trước các kịch bản ngay từ đầu năm.

Trong khi đó, dự toán còn làm từ năm trước, khi mà năm 2023 kinh tế Việt Nam và thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Khi các dự báo tăng trưởng thay đổi, tình hình sản xuất kinh doanh, sức khỏe của doanh nghiệp thay đổi thì đương nhiên tổng thu ngân sách thay đổi. Do đó, dự toán tổng thu ngân sách nhà nước thay đổi cũng là chuyện bình thường.

Xin cám ơn ông!

Theo thống kê từ Bộ Tài chính, 10 tháng năm 2024, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023 (không kể yếu tố chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất thì tăng 14,5% so cùng kỳ). Trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 101,7% dự toán, thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 92,7% dự toán; thu từ dầu thô và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chính thức cán đích, còn thu nội địa cũng 'thong dong' về đích khi đã hoàn thành 95,4% dự toán...
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Ngân sách nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày