Thứ ba 24/12/2024 00:19

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay đã thấp hơn khoảng 0,3%

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, so với cuối năm ngoái và trước đại dịch Covid-19, lãi suất đã trở về bằng, thậm chí là giảm hơn khoảng 0,3%.

Dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới

Báo cáo, giải trình một số vấn đề kinh tế - xã hội ngày 1/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, việc điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn, thách thức.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận

Điều này diễn ra khi kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, thách thức nhiều hơn dự báo, hết khó khăn này lại đến khó khăn khác. Trong nước, những khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng chưa thể xử lý trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như: Kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối cũng như đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong mọi tình huống.

“Trước khó khăn trên, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ các giải pháp và công cụ chính sách tiền tệ với thời điểm và liều lượng hợp lý để đóng góp vào thành công chung của nền kinh tế. Đó là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế” - bà Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Theo đó, khi Ngân hàng Nhà nước thiết kế các chính sách điều hành tiền tệ sẽ phải ứng phó với những diễn biến cấp bách trước mắt nhưng cũng phải thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ về trung và dài hạn. Có như vậy mới đảm bảo cân đối vĩ mô một cách bền vững.

Về điều hành tín dụng, tiếp cận tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, đây là một vấn đề mà các đại biểu quan tâm nhiều nhất. Bởi vì nội tại của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào vốn tín dụng của ngân hàng. Hiện dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam đã ở trong các nước cao nhất thế giới và Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo.

Theo thống kê, năm 2015, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam là 89,7% thì năm 2016 là 97,6%, năm 2017 là 103,5%, năm 2018 là 102,9%, năm 2019 là 110,2%, năm 2020 là 114,3%, năm 2021 là 113,2%, năm 2022 là hơn 125%.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành rất linh hoạt về tín dụng khi thực hiện các giải pháp để thúc đẩy cả bên cung vốn tín dụng cũng như cầu vốn tín dụng.

Đối với chính sách bên cung, đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm là 14%. Đến gần giữa năm đã phân bổ và thông báo cho tất cả các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống với chỉ tiêu khoảng 14%.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước nước cũng đã điều hành linh hoạt để hỗ trợ thanh khoản của hệ thống để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, thúc đẩy tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế.

Lãi suất đã thấp hơn khoảng 0,3% so với trước đại dịch

Đối với chính sách bên cầu, mặc dù lãi suất thế giới tăng cao nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng rất mạnh dạn điều chỉnh 4 lần giảm lãi suất điều hành để định hướng đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 2% so với cuối năm ngoái.

"Nếu tính cả những khoản dư nợ của các khoản cho vay cũ và vay mới thì giảm khoảng 1%. So với cuối năm ngoái và so với trước đại dịch Covid-19, lãi suất đã trở về bằng và thậm chí là giảm hơn khoảng 0,3%" - bà Hồng thông tin.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Chủ động đề xuất các gói tín dụng như: 120.000 tỷ đồng đối với tín dụng cho vay đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân; gói tín dụng cho thủy sản là 15.000 tỷ đồng… Tất cả những giải pháp này đã góp phần thúc đẩy cầu tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tín dụng tại các địa phương.

Tuy nhiên, theo Thống đốc, tín dụng vẫn tăng chậm và cập nhật đến 27/10/2023 thì tín dụng tăng 7,1% so với cuối năm ngoái.

Thống đốc cho biết, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề để phân tích, mổ xẻ những nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp.

Hiện nay, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành cùng Ngân hàng Nhà nước cũng đang thực hiện đồng bộ các giải pháp song song với những giải pháp từ phía ngân hàng. Đó là xúc tiến thương mại để tăng đơn hàng xuất khẩu và tăng cường khai thác cầu nội địa để doanh nghiệp có đầu ra và có dự án khả thi thì sẽ tiếp cận được tín dụng.

Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho bất động sản và tổ công tác cũng như Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh cũng đã nhận diện được khoảng 70% nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó là về pháp lý. “Khi những yếu tố về pháp lý được tháo gỡ thì chắc chắn tín dụng cũng sẽ được tăng theo quá trình này” - bà Hồng nói.

Đối với đặc thù doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, bà Hồng cho rằng, những doanh nghiệp này vừa khó khăn trong cạnh tranh cũng như tiềm lực tài chính. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần có kiến nghị là phải tăng cường các giải pháp như bảo lãnh vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát để làm sao giảm thiểu thủ tục hành chính cũng như hồ sơ vay vốn trong quá trình xem xét tín dụng.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người