Thứ sáu 25/04/2025 20:23

Thống đốc Lê Minh Hưng: Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào thị trường chứng khoán

Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhất quán việc điều hành kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào thị trường chứng khoán, không gây ra biến động trên thị trường chứng khoán nhưng vẫn giữ ổn định luồng vốn đầu tư vào thị trường này.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng

Chiều nay 29/10, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội tiếp tục thảo luận về ngân sách Nhà nước và đầu tư công. Theo kế hoạch, 3 bộ trưởng là Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu.

Trong phần phát biểu giải trình, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã tập trung về vấn đề phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, và thứ hai là quản lý nguồn vốn ODA.

Thống đốc NHNN cho biết, thời gian qua Chính phủ thường xuyên chỉ đạo NHNN phối hợp với các bộ ngành trong điều hành chính sách, công tác phối hợp không chỉ với Bộ tài chính mà còn các bộ ngành khác.

Thứ nhất, về kiểm soát lạm phát: trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính giữ được sự ổn định của lạm phát cơ bản ở mức thấp, năm 2016 bình quân ở mức 1,83%, năm 2017 là 1,14%, 9 tháng đầu năm nay chỉ ở mức 1,41%. Qua sự ổn định từ điều hành chính sách tiền tệ, tạo dư địa cho Bộ tài chính quản lý giá các mặt hàng, giữ lạm phát dưới mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra.

Thứ hai, trong điều hành vĩ mô, NHNN đã trao đổi chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Tài chính điều tiết lượng tiền gửi của KBNN tại hệ thống ngân hàng để đảm bảo thanh khoản, ổn định lãi suất, không gây sức ép lên thị trường tiền tệ và lạm phát, qua đó đạt được hiệu quả rất cao trong giữ ổn định các nền tảng vĩ mô.

Đầu nhiệm kỳ đến nay, nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ rất lớn, qua công tác phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa, chúng ta đã vừa giữ ổn định mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng phát hành trái phiếu chính phủ, gia tăng kỳ hạn TPCP. Lãi suất các kỳ hạn TPCP cũng giảm, chẳng hạn tại kỳ hạn 5 năm đến 2018 so với 2016 giảm 2,83 điểm phần trăm. Vừa gia tăng kỳ hạn vừa giảm lãi suất, đóng góp lớn vào ổn định nợ công và ngân sách nhà nước.

Thứ ba, phối hợp điều hành chính sách tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Điều hành tỷ giá đã đạt được nhiều mục tiêu trên cơ sở cân đối các vấn đề nghĩa vụ nợ nước ngoài, cán cân thương mại, kiều hối, tạo lập củng cố lòng tin cho các NĐT nước ngoài. Tỷ giá được ổn định, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của ngân sách nhà nước.

Thứ tư, trong quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán: Điều hành kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào thị trường chứng khoán, không gây ra biến động trên thị trường chứng khoán nhưng vẫn giữ ổn định luồng vốn đầu tư vào thị trường. Khi thị trường có diễn biến đột xuất, các bộ ban ngành liên quan công bố các thông tin để củng cố lòng tin của nhà đầu tư trên thị trường.

Thứ 5, trong làm việc với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm để cung cấp các thông tin định kỳ minh bạch để các tổ chức quốc tế có các đánh giá khách quan và chính xác về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Trong thời gian tới, Thống đốc NHNN cho biết sẽ thực hiện chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để kiểm soát, đảm bảo lạm phát dưới mức mà Quốc hội đã thông qua. Đồng thời phối hợp điều tiết lượng tiền gửi của KBNN tại hệ thống ngân hàng để ổn định mặt bằng lãi suất và giảm nghĩa vụ nợ cho ngân sách nhà nước. Tính toán thời điểm phát hành trái phiếu chính phủ để không gây áp lực lên thị trường tiền tệ.

"Cuối cùng, chúng tôi rất mong cùng Bộ Tài chính xem xét báo cáo với Chính phủ có quyết định bố trí nguồn vốn để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước do nhu cầu trong thời gian tới cũng rất lớn, để đủ cơ sở nền tảng tài chính cho các ngân hàng này tiếp tục hoạt động tốt trên thị trường", Thống đốc cho biết.

Về nguồn vốn ODA, theo Thống đốc, NHNN đã bàn giao toàn bộ hồ sơ tài liệu dự án liên quan đến vay vốn các tổ chức quốc tế cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tiếp quản và thực hiện các nghĩa vụ về vay nợ theo đúng quy định của luật quản lý nợ công. 1/10 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 132, theo đó, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT để hoàn thiện các quy định cụ thể về quản lý ODA.

Theo CafeF
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

Học viên ngành STEM được vay 440 triệu đồng không thế chấp

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Giải pháp công nghệ thúc đẩy sử dụng hoá đơn điện tử

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines

F88 được vinh danh giải thưởng HR Excellence 2025

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhận Giải thưởng 'Nhà lãnh đạo IT của năm'

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Chỉ 200.000 đồng một ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25/4

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu