Thứ ba 26/11/2024 05:55

Thiếu container rỗng: Doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc

Cho rằng có thể các hãng tàu bắt tay nhau đẩy cước phí lên cao trong bối cảnh nhà xuất khẩu cần container rỗng để đóng hàng, nhiều doanh nghiệp đề xuất các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc điều tra tình trạng này.

Tình trạng thiếu container rỗng đang ngày càng gia tăng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phản ánh, giá cước container đã bị tăng gần gấp 3 so với tháng 9/2020. Thậm chí có doanh nghiệp đã phải trả tới 5.600 USD/container để có thể đóng hàng xuất đi nhưng vẫn phải chờ…

Doanh nghiệp khó khăn vì thiếu container rỗng

Lo ngại việc thiếu container rỗng kéo dài, gây thiệt hại nặng cho xuất khẩu, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT của Phúc Sinh Group đề xuất, Bộ Giao thông- Vận tải cần sớm vào cuộc, điều tra các hãng tàu để có câu trả lời cho doanh nghiệp. “Thiếu cont rỗng, không có chỗ là câu trả lời mà các nhà xuất khẩu khắp nơi trên thế giới nhận được. Chính phủ khắp nơi đã điều tra và yêu cầu các hãng tàu giải trình. Còn tại Việt Nam vẫn chưa lên tiếng và nhà xuất khẩu vẫn đang phải tự chống chọi”- ông Thông cho biết.

Đồng quan điểm, ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE kiến nghị, Việt Nam cần sớm vào cuộc, điều tra sự thiếu container thật sự hay là các hãng tàu bắt tay với nhau. Bên cạnh đó nên có cơ chế ưu tiên các chuyến hàng xuất/ nhập khẩu cho doanh nghiệp. Đặc biệt cần đơn giản hóa thủ tục hành chính/thủ tục hải quan- để hàng hóa có thể lưu thông nhanh hơn. “Thật vô lý khi giá bình thường thì không có container và chỗ trên tàu, nhưng trả giá cao lên gấp đôi, thậm chí gấp ba thì có chỗ...”, ông Có bức xúc.

Theo các hãng tàu lớn có văn phòng tại Việt Nam, tình trạng thiếu container rỗng không chỉ ở Việt Nam mà xảy ra trên toàn thế giới do container rỗng được ưu tiên đưa về thị trường Trung Quốc. Và tình trạng này được dự báo có thể kéo dài đến sau tết.

Trước thực trạng thiếu container rỗng, tại Mỹ, Ủy ban Hàng hải liên bang Mỹ (FMC) hôm 21/11 đã thông báo mở cuộc điều tra các thực hành kinh doanh của các hãng tàu biển nước ngoài tại cảng của Mỹ. Động thái này diễn ra khi các nhà xuất khẩu Mỹ khiếu nại họ bị các hãng tàu nước ngoài từ chối vận chuyển hàng xuất khẩu vì ưu tiên xoay vòng container rỗng trở về châu Á để vận chuyển hàng hóa Trung Quốc.

Theo tờ Wall Street Journal, CNBC, cuộc điều tra sẽ tập trung vào các hãng tàu hoạt động trong các liên minh và đang ghé các cảng Long Beach, Los Angeles, New York và New Jersey.

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics khuyến nghị rằng, các hãng tàu cần cung cấp thông tin minh bạch cho chủ hàng/các công ty giao nhận, cũng như cân đối chiến lược bán hàng và nhận booking theo khả năng cung ứng là cần thiết. Bên cạnh đó, đối với các chủ hàng/công ty giao nhận, cần tuân thủ các yêu cầu về thủ tục booking để giữ chỗ sớm.
Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: cơ quan chức năng

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính