Thứ hai 25/11/2024 04:35

Thiếu công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong rác thải điện tử

Thiếu công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong rác thải điện tử đang là thách thức đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi EPR.

Thiếu cơ sở hạ tầng

Thực thi Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ (EPR) đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020. Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, từ ngày 1/1/2025, các nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ phải thực thi EPR.

Để có căn cứ để triển khai, thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến cho Dự thảo Quyết định đề xuất định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, mức phí quy định cho tái chế, xử lý rác thải điện tử đang nhận được nhiều ý kiến chưa thống nhất của doanh nghiệp, trong nước chưa có công nghệ xử lý chất thải nguy hại từ rác thải điện tử như: Thủy ngân trong bóng đèn huỳnh quang, màn hình tivi… đang đặt ra thách thức đố với cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Hiện Việt Nam thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ trong xử lý rác thải điện tử

Ông Nguyễn Thi -– Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cho biết, EPR đã được quy định trong Điều 54, Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc (khoản 1 Điều 54). Khoản 2 Điều này quy định các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế được lựa chọn thực hiện trách nhiệm tái chế theo một trong các hình thức bao gồm: Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì; hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.

Theo ông Hứa Phú Doãn – Phó Chủ tịch Hiệp hội tái chế chất thải, đơn vị tham gia tư vấn xây dựng dự thảo, quá trình triển khai khảo sát thực tế tại 33 cơ sở tái chế của nhóm chuyên gia tư vấn (chủ yếu tại khu vực phía Bắc) kết hợp với khảo sát tại 33 cơ sở (chủ yếu ở khu vực phía Nam) của Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam cho thấy, các chi phí thực tế của hoạt động tái chế khác nhau giữa các cơ sở tái chế do nhiều yếu tố như: Ccông nghệ, trang thiết bị, sản phẩm thị trường đầu ra, yêu cầu chất lượng phế liệu đầu vào khác nhau, hoạt động sản xuất liên tục hay không liên tục, chi phí nhân công tại các khu vực khác nhau, tỷ lệ nước tái sử dụng,.. dẫn đến khác biệt trong đề xuất chi phí liên quan giữa các nhóm.

Cùng với đó, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP lại có yêu cầu mức độ đầu tư công nghệ, thiết bị khác nhau, khiến chi phí định mức tái chế là khác nhau. “Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tái chế trực tiếp từ sản phẩm, bao bì thải sẽ có mức chi phí tái chế cao hơn nhiều so với việc sản xuất ra nguyên liệu phục vụ sản xuất, dù đây đều là các giải pháp tái chế được cho phép trong quy cách tái chế với sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII (Nghị định 08).

“Vì vậy, định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (Fs) được đề xuất xác định dựa trên tính toán định mức chi phí sản xuất ra các sản phẩm cơ bản của quá trình tái chế” - ông Hứa Phú Doãn chia sẻ.

Ông Hứa Phú Doãn góp ý vào dự thảo đề xuất Fs

Quyết định cũng đề xuất mức chi phi quản lý hành chính dự kiến ở mức 3%. Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Quảng - Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - cho biết, hiện các cơ sở xử lý rác thải điện tử tại Việt Nnam chỉ có phần tháo dỡ thủ công rồi chuyển đến đơn vị khác để tái chế. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tìm cách hóa giải cho các nhà tái chế, bằng cách phân loại các loại vật liệu có trong sản phẩm thải bỏ.

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có cơ sở hạ tầng đầy đủ về phân loại và thu gom chất thải đã phân loại. Mặt khác, do chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động phân loại, thu gom được ban hành nên việc xác định chi phí chỉ mang tính tương đối, dựa trên kết quả khảo sát tại các cơ sở trên thị trường hiện có nhằm hỗ trợ hệ thống thu gom tư nhân đang hoạt động hiệu quả và kết nối trực tiếp hệ thống này với các nhà tái chế. Chi phí thu gom, chỉ xem xét đến các chi phí nhân công, vật tư tiêu hao và khấu hao trang thiết bị, không bao gồm chi phí thu mua phế liệu- ông Quảng nhấn mạnh.

Theo ông Quảng, Fs được xây dựng ở mức tháo dỡ, nếu tái chế cho một số sản phẩm kim loại như màn hình ti vi, bóng đèn huỳnh quang..., Việt Nam chưa có công nghệ xử lý vì đây là chất thải nguy hại với các thành phần chính là thủy tinh, riêng đui nhôm của bóng đèn có thể tái chế nhưng tỷ lệ chiếm rất ít trong khi thủy tinh chiếm đến trên 90%. Hay như sản phẩm tủ lạnh, chỉ cần 1 - 2 dây chuyền tài chế, nhưng điện thoại phải cần từ 4 - 5 dây chuyền để tái chế….

Đối với sản phẩm điện tử, doanh nghiệp tái chế quan tâm đến kim loại quý chứa trong sản phẩm mà phần này chiếm tỷ lệ rất thấp, đơn cử như điện thoại di động, trong khi yêu cầu tái chế điện thoại phải đạt tỷ lệ trên 40%. “Do vậy, đơn vị tư vấn đang đề xuất đưa vào nhóm sản phẩm chưa có công nghệ xử lý, hiện Việt Nam mới chỉ thu hồi một số kim loại phổ biến như: đồng, chì.. nhưng tỷ lệ không cao” - ông Quảng cho hay.

Mức chi phí tái chế đề xuất chưa hợp lý?

Chi phí thu gom cho các loại hình sản phẩm, bao bì thải do nhóm chuyên gia tư vấn và Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam đề xuất căn cứ trên đặc tính của sản phẩm, bao bì. Điều cần lưu ý, ngoài nhóm bao bì, các sản phẩm còn lại trong Phụ lục XXII của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đều được xếp loại là chất thải nguy hại và cần được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.

Góp ý vào dự thảo, đại diện Samsung Việt Nam đề nghị Chính phủ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cân nhắc mức phí phù hợp với mặt bằng các quốc gia khác.

Theo đại diện của Samsung, các quốc gia chỉ chênh lệch Fs vào khoảng 100%, còn theo dự thảo mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiệến hiện nay đã chênh tối thiểu từ 200 -800% so với các quốc gia khác.

Đại diện Samsung cũng đặt ra câu hỏi nếu thực hiện tách từng phần sản phẩm điện tử, chi phí tái chế có rẻ hơn không? Kết hợp với điều kiện xử lý chất thải nguy hại đi kèm với chất thải điện tử nếu như vậy có yêu cầu quá cao cho các công ty tái chế không? Vì không phải công ty nào cũng có thể tái chế được chất thải điện tử?

Hội thảo lấy ý kiến về Fs được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp

Trong khi đó, ông Boon Pin Lim, đại diện nhóm ICB (Singapore) chia sẻ, Việt Nam cần tăng cường cơ sở hạ tầng về thu gom rác thải và tái chế. Theo đó, Việt Nam cần tập trung vào xây dựng chính sách và các giải pháp để có những quy định thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực tái chế, thu gom. Để tương lại Việt Nam có khả năng thu gom và tái chế rác thải điện tử công nghệ cao.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải đưa ra quy trình xử lý chất thải nguy hại có trong sản phẩm thải bỏ, để từ đó có căn cứ tính giá thành tái chế, xử lý, qua đó đơn vị tái chế nếu có đủ điều kiện xử lý (tháo dỡ) được, cho đơn vị tái chế xử lý luôn trước khi đưa vào tái chế tránh phải vận chuyển đi đơn vi khác để xử lý” - ông Boon Pin Lim nói.

Ở góc độ khác, đại diện công ty Mishubishi Electric Việt Nam băn khoăn rằng, khi đơn vị đã đóng số tiền để xử lý tái chế cho Quỹ Bảo vệ môi trường theo số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường, tuy nhiên trường hợp sản phẩm lỗi được khách hàng trả về thì xử lý như thế nào? Bộ Tài nguyên và Môi trường có thiết lập một số điểm thu gom các sản phẩm tái chế không…?

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi trong các tổ chức, doanh nghiệp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành quyết định này trong năm 2023.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm