Thứ hai 23/12/2024 17:10

Thiếu cát, VSIP Cần Thơ đề nghị lấy tro xỉ làm vật liệu san lấp

Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đề xuất sử dụng tro xỉ từ nhà máy điện than thay thế cát làm vật liệu san lấp tại dự án VSIP Cần Thơ.

Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ (Ban quản lý) cho biết, do các dự án trọng điểm đang triển khai dẫn đến thiếu nguồn cung ứng vật liệu cát, nên đơn giá vật liệu cát tăng cao đột biến (đơn giá dự kiến là 125.000 đồng/m3, nhưng hiện nay giá cát là 280.000 - 300.000 đồng/m3). Trong khi đó, tổng khối lượng cát san lấp dự kiến san lấp tại dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn I (KCN VSIP Cần Thơ) khoảng 9 triệu m3. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ dự án cũng như đến chi phí đầu tư, suất đầu tư tăng, dẫn đến giá thành cho thuê tăng, giảm mức độ cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư thứ cấp với các dự án ở các tỉnh thành khác.

Kiến nghị sử dụng tro xỉ làm vật liệu san lấp mặt bằng tại dự án VSIP Cần Thơ.

Do đó, Ban Quản lý đề nghị UBND TP. Cần Thơ cho phép sử dụng thí điểm hỗn hợp tro xỉ (tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Trà Vinh) hoặc sử dụng cát biển tại vùng biển tỉnh Sóc Trăng làm vật liệu thay thế cát san lấp trong dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ. Đồng thời, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ hỗ trợ Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ trong công tác xin chủ trương sử dụng hỗn hợp tro xỉ than (Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Trà Vinh) trong thiết kế và thi công san lấp mặt bằng trong Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 1.

Theo các chuyên gia, tro xỉ có nhiều ưu điểm khi sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng như có khả năng chịu lực cao, giúp thoát nước tốt, hạn chế tình trạng sụt lún, ngập úng nhờ cấu trúc rỗng. Tuy nhiên, vì là sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt than tại các nhà máy điện nên chất lượng tro xỉ có thể thay đổi tùy theo loại than được sử dụng và quy trình đốt. Đồng thời, tro xỉ có thể chứa một số kim loại nặng và chất độc hại. Vì vậy, cần kiểm tra kỹ chất lượng cũng như xử lý tro xỉ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho công trình và môi trường.

Phối cảnh dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ.

Về tiến độ, theo Ban Quản lý, dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đến nay đã tổ chức bàn giao mặt bằng ngoài thực địa cho chủ đầu tư 246,68 ha/293,7 ha tổng diện tích dự án. Dự án đường nối từ quốc lộ 80 vào Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh với quy mô mặt cắt ngang 80 m, chiều dài toàn tuyến khoảng 572 m với tổng diện tích khoảng 4,8 ha, tổng mức đầu tư 172,41 tỷ đồng. Hiện đã bàn giao mặt bằng đạt 100% và đang thi công nền đường và gối cống, rãnh thoát nước, khối lượng đạt 37% so với hợp đồng.

Dự án đường nối từ đường dẫn cầu Vàm Cống vào Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh với mặt cắt ngang 80 m, chiều dài toàn tuyến khoảng 1.240 m. Tổng diện tích 9,71 ha; tổng mức đầu tư 384,61 tỷ đồng, đã bàn giao mặt bằng, khoảng 8,83 ha; đạt 90,94%. Ðơn vị thi công đã nhận mặt bằng và tiến hành thi công đào khuôn đường, khối lượng đạt khoảng 2% so với hợp đồng.

Dự án khu tái định cư phục vụ Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh tổng diện tích khoảng 22,5 ha; tổng mức đầu tư 514 tỉ đồng, đến nay đã bàn giao mặt bằng diện tích 16,33 ha, đạt 72,57%. Dự kiến khởi công xây dựng trong quý I/2024 và đến quý II/2025 bố trí nền tái định cư cho các hộ dân. Chủ đầu tư VSIP đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt.

VSIP Cần Thơ là khu công nghiệp VSIP đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được quy hoạch với tổng diện tích 900 ha toạ lạc tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Dự kiến khi hoàn chỉnh, khu công nghiệp sẽ tạo việc làm cho 100.000 lao động, thu hút 3,5 tỷ USD. Trong đó, khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư hơn 3.717 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ có diện tích 293,7 ha, trước mắt sẽ tạo việc làm cho 20.000-30.000 lao động. Dự án tọa lạc tại giao điểm chiến lược giữa các tuyến cao tốc trục dọc và trục ngang của Đồng bằng sông Cửu Long; giáp ranh ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, dễ dàng kết nối với hệ thống cảng, sân bay và các dịch vụ tiện ích của trung tâm thành phố.

Dự án được thực hiện bởi ba nhà đầu tư gồm: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDG Corp), Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP Group) và Công ty cổ phần Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP JSC).

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: TP Cần Thơ

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước