Thứ năm 28/11/2024 05:32

Thị trường nội địa: Chỗ dựa tin cậy của ngành dệt may

Dù không thể bù đắp hoàn toàn sự sụt giảm doanh thu do hoạt động xuất khẩu (XK) gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, song thị trường trong nước vẫn là giải pháp tốt cho ngành dệt may lúc này.

Gặp không ít khó khăn trong nửa đầu năm khi thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong quý I, thiếu đơn hàng xuất khẩu trong quý II, doanh thu nửa đầu năm của Tổng công ty CP Dệt may Nam Định sụt giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, thị trường nội địa đã trở thành phân khúc bù đắp một phần khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Cụ thể, Dệt May Nam Định đã có thay đổi trong cơ cấu sản xuất. Nếu như trước đây, công ty sản xuất 1.100 tấn sợi; trong đó, XK 600 tấn, tương đương 65%, thì giờ đây, XK chỉ còn 45%. Số lượng còn lại, công ty mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc, hướng tới dòng sản phẩm mới và tận dụng lợi thế vải qua nhuộm để bán sản phẩm đã qua hoàn tất, cung cấp cho các công ty may. Đồng thời, nâng cao liên kết chuỗi sợi - dệt - nhuộm để các đơn vị trong chuỗi cùng ổn định và phát triển.

Sản xuất các đơn hàng khẩu trang vải phục vụ thị trường trong nước là hướng đi phù hợp

Dệt May Nam Định là một trong những DN có sự chuyển hướng đúng đắn trong bối cảnh đơn hàng XK thiếu hụt mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), với dân số gần 100 triệu người, mức tiêu dùng hàng dệt may hiện nay chiếm từ 5 - 6% chi tiêu của người dân Việt Nam, tương đương từ 3,5 - 4 tỷ USD cho thấy, đây là thị trường rất tiềm năng đối với các DN. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh thu của thị trường nội địa đối với hàng dệt may có thể không quá lớn khi người dân thắt chặt chi tiêu nhưng đây vẫn là phân khúc thị trường cần tận dụng nhằm bù đắp một phần chi phí trong bối cảnh khó khăn. Thị trường nội địa hiện chỉ chiếm 10% năng lực của các DN dệt may, song đây là giải pháp giải quyết việc làm đáng kể cho DN.

Ông Cao Hữu Hiếu - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - cho biết, bên cạnh thị trường XK, hơn 10 năm qua, Vinatex và các đơn vị thành viên đã không ngừng đầu tư, đẩy mạnh sản xuất các dòng sản phẩm cung ứng ra thị trường trong nước. Nhiều DN đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm, dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của xã hội, phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc. Đây là “bàn đạp” tốt để DN dệt may tận dụng, tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh đang thiếu hụt đơn hàng XK như hiện nay. Riêng với đơn hàng khẩu trang tại thị trường nội địa, dù nhu cầu không nhiều như những tháng đầu năm, giá lại giảm, tuy nhiên, các DN đang nỗ lực tối đa, bám chặt mọi cơ hội kinh doanh dù nhỏ nhất. Bên cạnh đó, chấp nhận tổ chức sản xuất linh hoạt, cả những mặt hàng chưa từng làm, để hạn chế suy giảm cũng như duy trì việc làm cho người lao động. Để hạn chế khó khăn do tác động của dịch Covid-19 gây ra, ngay từ khi dịch xuất hiện, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã sản xuất và cung ứng các dòng khẩu trang kháng khuẩn, đồ bảo hộ y tế với giá phù hợp. Bên cạnh đó, công ty tập trung nghiên cứu, đưa ra những dòng sản phẩm áo sơmi, thời trang công sở đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất liệu... Do có sự đầu tư nên doanh thu bán hàng trong nước của công ty đã tăng trưởng hơn 20% so với cùng giai đoạn của năm 2019.

Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - CTCP: May 10 tập trung sản xuất các đơn hàng khẩu trang vải, khẩu trang y tế, bộ đồ phòng, chống dịch… phục vụ cho thị trường trong nước và một phần XK. Doanh thu từ mảng này không quá lớn, song đã góp phần giải quyết việc làm, trả lương cho người lao động và bù đắp một phần doanh thu.
Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón