Thứ bảy 23/11/2024 21:09

Thị trường hàng không: “Cuộc đua” giành thị phần

Thị trường hàng không Việt Nam đang chứng kiến “cuộc đua” giành thị phần khốc liệt, đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng không và kinh doanh cảng hàng không đã được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.

Nguồn cung đa dạng

Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không hiện có sự tham gia khai thác của 5 hãng hàng không Việt Nam và hơn 70 hãng hàng không nước ngoài từ 24 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nhiều đường bay mới được các hãng hàng không khai thác

Tại thị trường nội địa, nhóm Vietnam Airlines (Vietnam Airlines và Jetstar) đang chiếm 52,5% thị phần, Vietjet đang nắm 41,2%. Hãng hàng không mới tham gia thị trường từ tháng 1/2019 Bamboo Airways nắm 5,4% và Vasco chiếm 1,9%. Và sắp tới, thị trường hàng không sẽ chứng kiến sự gia nhập của các hãng hàng không mới đó là Vinpearl Air, Cánh Diều (Kite Air), hãng hàng không lữ hành Vietravel. Điều này cho thấy, sự cạnh tranh giữa các hãng bay nội địa đang hết sức gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng không và kinh doanh cảng hàng không đã được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.

Không chỉ chứng kiến sự gia nhập hãng bay mới, việc cung tải thị trường hàng không năm 2019 cũng tăng đáng kể. Tính đến tháng 9/2019, đội tàu bay cánh bằng của các hãng hàng không Việt Nam đạt 200 chiếc tăng gần gấp đôi so với thời điểm tháng 8/2014 (102 chiếc).

Theo ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không (Bộ Giao thông vận tải), việc đẩy mạnh khai thác các thị trường, tăng cường khai thác đường bay đã từng bước kích thích nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân, đa dạng hóa nguồn cung, gián tiếp tạo sự thay đổi lớn về tỷ trọng khai thác đến các cảng hàng không cũng như thị phần vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam.

Cánh cửa rộng mở

Mới đây, Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ - CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng vừa được ban hành, đã giảm rất sâu tiêu chí vốn tối thiểu để thành lập và kinh doanh hàng không, sẽ mở rộng hơn cánh cửa cho các hãng hàng không mới.

Theo nghị định mới, mức vốn tối thiểu gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay để thành lập, duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hãng hàng không chia theo 3 mức 300 tỷ đồng, 600 tỷ đồng, 700 tỷ đồng tương ứng số tàu bay khai thác dưới 10, 11-30 và trên 30. Các con số này không phân biệt hãng hàng không khai thác đường bay quốc nội hay quốc tế.

Như vậy, với quy định này, hai hãng hàng không đang chờ cấp phép bay là Vietravel Airlines và Kite Air (Thiên Minh Group) đủ điều kiện về vốn để khai thác trên 30 tàu bay ngay khi hoạt động.

Tuy nhiên, Nghị định số 89 cũng giới hạn các nhà đầu tư ngoại, chỉ được chiếm không quá 34% vốn điều lệ; phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất; trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

Lý giải về sự lựa chọn này, cơ quan soạn thảo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, tỷ lệ nắm giữ ở mức 34% là đủ để các hãng hàng không thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.

8 tháng đầu năm, sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng hàng không đạt 53,3 triệu khách tăng 11,5%, trong đó, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển đạt 37,3% tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2018.
Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hàng không Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc