Thứ ba 24/12/2024 19:42

Thị trường hàng hoá hôm nay 15/7: Hàng loạt mặt hàng lao dốc mạnh

Thị trường hàng hoá chứng kiến sự lao dốc mạnh mẽ của nhiều mặt hàng quan trọng đã kéo chỉ số MXV-Index sụt giảm 2,15% xuống còn 2.463,14 điểm.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), phiên giao dịch vừa qua, thị trường hàng hoá đỏ lửa, chứng kiến sự lao dốc mạnh mẽ của nhiều mặt hàng quan trọng đã kéo chỉ số MXV-Index sụt giảm 2,15% xuống còn 2.463,14 điểm sau phiên phục hồi nhẹ trước đó. Đây là mức điểm thấp nhất ghi nhận được kể từ cuối tháng 1 năm nay.

Duy chỉ có 3 trong tổng số 31 mặt hàng được giao dịch liên thông thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam duy trì được sắc xanh. Toàn bộ 4 chỉ số MXV-Indexcủa 4 nhóm nguyên liệu đều suy yếu, với nhóm Kim loại và Nguyên liệu công nghiệp dẫn đầu đà giảm. Dòng tiền trong phiên hôm qua được phân bổ mạnh mẽ vào nhóm Năng lượng, vốn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trong năm nay. Điều này đã giúp Giá trị giao dịch toàn Sở vẫn duy trì đà tăng và đạt mức gần 4.000 tỷ đồng.

Giá bạc sụt giảm hơn 5% trước rủi ro tăng lãi suất

Toàn bộ các mặt hàng trong nhóm kim loại đồng loạt đỏ lửa với mức giảm sâu. Bạch kim đánh mất 2,45% giá trị và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm, kết phiên với mức giá 817 USD/ounce. Đáng chú ý, bạc có phiên lao dốc mạnh nhất trong vòng hơn 1 năm nay, sụt giảm hơn 5% xuống mức 18,225 USD/ounce.

Vào hôm qua, bộ dữ liệu về chỉ số giá sản xuất PPI tháng 6 của Mỹ đã củng cố cho mức lạm phát đạt đỉnh tại Mỹ. Cụ thể, PPI tháng 6 đạt mức tăng 1,1% so với tháng trước đó, đánh bại kỳ vọng tăng 0,8% của các chuyên gia kinh tế.

Lạm phát tăng vọt khiến các nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng mạnh lãi suất, thậm chí có thể thêm 1 điểm phần trăm ngay trong cuộc họp cuối tháng này. Chỉ số Dollar index tiếp tục vượt đỉnh 2 thập kỷ, gây áp lực chi phí nắm giữ kim loại quý như bạc và bạch kim vốn nhạy cảm với lãi suất và đồng USD. Vai trò trú ẩn của nhóm kim loại này hoàn toàn bị lu mờ trước sức mạnh của đồng bạc xanh.

Đối với thị trường kim loại cơ bản, trước yếu tố lạm phát và rủi ro tăng lãi suất mạnh mẽ của FED gây ra thiệt hại kinh tế trong tương lai, giá đồng COMEX cũng sụt giảm 3,34% xuống mốc 3,21 USD/pound. Đồng vốn được coi là thước đo sức khỏe của nền kinh tế đang bị đe dọa bởi triển vọng nhu cầu toàn cầu tiêu cực trong tương lai.

Đáng chú ý nhất là mức lao dốc mạnh mẽ của quặng sắt với mức giảm gần 8% xuống còn 100 USD/pound. Theo dữ liệu từ Hải quan, Trung Quốc đã xuất khẩu 7,557 triệu tấn thép trong tháng 6 năm 2022, giảm 2,6% so với tháng trước và 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu suy giảm trong hoạt động xuất khẩu thép tại quốc gia này phản ánh nhu cầu quặng sắt cũng đang suy yếu, trong bối cảnh các nhà sản xuất thép cắt giảm sản lượng do biên lợi nhuận thấp và nhu cầu yếu ớt. Triển vọng tiêu cực của ngành thép Trung Quốc tiếp tục gây ra sức ép đối với giá quặng sắt trong phiên.

Giá dầu giằng co mạnh giữa suy thoái và sức ép nguồn cung

Tương tự như nhóm kim loại, giá dầu tiếp tục giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về một đợt tăng lãi suất mạnh sắp tới có thể làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế và suy yếu nhu cầu tiêu thụ dầu. Kết thúc phiên 14/7, hợp đồng dầu thô WTI kỳ hạn tháng 8 giảm 0,54% về 95,78 USD/thùng, hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn tháng 9 giảm 0,47% về 99,10 USD/thùng.

Giá dầu gặp sức ép bán mạnh từ phiên sáng, và khiến cho giá dầu thô WTI đã có lúc chạm 90,64 USD, còn giá dầu Brent cũng từng rớt xuống thấp hơn mức 95 USD. Tuy nhiên khi bước sang phiên tối, giá đã hồi phục gần hết đà giảm bởi nhiều nhà đầu tư lo ngại về việc nguồn cung vẫn bị thắt chặt trên thị trường hàng thực.

Sức bán trên thị trường chủ yếu vẫn xuất phát từ những kỳ vọng về việc nhu cầu sụt giảm trong tương lai, trong khi nguồn cung thực tế vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Hiện Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ vẫn sản xuất dưới mức hạn ngạch đã cam kết, trong tháng 6, các thành viên OPEC đã sản xuất ít hơn 1,04 triệu thùng/ngày so với mục tiêu đề ra.

Thị trường cũng đang hướng sự chú ý về chuyến công du tới Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden, và kỳ vọng ông sẽ đạt được một thỏa thuận để có thể giải tỏa cơn khát năng lượng.

Sắc đỏ bao phủ hầu hết các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp

Đối với nhóm nguyên liệu công nghiệp, sắc đỏ bao phủ các mặt hàng trong nhóm ngoại trừ đường trắng. Đáng chú ý nhất là mức giá sụt giảm mạnh của Arabica và dầu cọ thô.

Sau phiên phục hồi nhẹ trước đó, giá Arabica đã quay trở lại đà giảm trong phiên hôm qua với mức 5,81%, mức giảm mạnh nhất kể từ cuối 07/2021. Tính đến 12/07, tiến độ thu hoạch cà phê tại Brazil đã đạt 59%, dưới sự hỗ trợ của thời tiết khô nóng, thuận tiện cho việc thu hoạch. Điều này giúp mức độ thu hoạch gần đuổi kịp mức 65% của trung bình 5 năm và giải quyết phần nào lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn.

Dầu cọ có phiên giảm thứ 3 liên tiếp với mức giảm gần 5%, đẩy giá về mức thấp nhất kể từ 07/2021. Bên cạnh thông tin về khả năng nới lỏng nguồn cung tại Malaysia, việc dầu thô giảm giá trong phiên hôm qua đã có tác động tiêu cực lên giá dầu cọ. Giá dầu thô giảm làm hạn chế tỷ lệ pha trộn dầu cọ vào diesel sinh học khiến nhu cầu cho tiêu thụ mặt hàng này sụt giảm.

Bông có phiên giảm kịch sàn thứ 2 trong tuần này và nối tiếp đà giảm 3 phiên liên tiếp trước đó. Bán hàng bông trong tuần kết thúc ngày 07/07 của Mỹ chỉ đạt 10.200 kiện, giảm 73% so với tuần trước và 68% so với mức trung bình 4 tuần, đã sức ép lên giá bông trong phiên tối qua. Bên cạnh đó, yếu tố về kỳ vọng tăng lãi suất của FED làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế cũng đã khiến giá bông lao dốc.

Đường 11 là mặt hàng duy nhất có sự khởi sắc trong phiên hôm qua, đóng cửa, giá đường tăng nhẹ gần 0,5%. Luật thuế mới vừa được Quốc hội Brazil thông qua vào 13/07 đẩy mạnh tính cạnh tranh của nhiên liệu sinh học so với dầu thô, từ đó thúc đẩy các nhà máy sản xuất ethanol của nước này đẩy mạnh hoạt động và hỗ trợ giá đường.

Trên thị trường nội địa, giá cà phê quay đầu giảm mạnh 1.000 VND/kg vào đầu giờ sáng nay sau khi tăng nhẹ vào hôm qua, dao động trong khoảng 40.800 – 41.300 VND/kg. Tiến trình đẩy mạnh kiềm chế lạm phát trên thế giới đã làm tăng rủi ro về nguy cơ suy thoái, tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu thụ và đã gây sức ép lên giá các mặt hàng nói chung và giá cà phê nói riêng.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (24/12): Diễn biến trái chiều

Giá lúa gạo hôm nay ngày 24/12: Gạo tiếp đà giảm nhẹ, lúa có xu hướng quay đầu

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Giá bạc hôm nay 24/12/2024: Bạc đồng loạt tăng

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 24/12/2024: Đồng Yên Nhật biến động trái chiều giữa các ngân hàng

Tỷ giá USD hôm nay 24/12/2024: Đồng USD phục hồi, đồng Euro giảm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay trái chiều với thế giới

Giá cà phê hôm nay 24/12/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 24/12/2024: Giá dầu giảm do lo ngại về thặng dư

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Vàng trong nước lấy lại đà tăng

Dự báo giá vàng ngày mai 24/12/2024: Tiếp tục diễn biến trái chiều

Dự báo giá cà phê ngày mai 24/12/2024: Giá cà phê có xu hướng ổn định sau đợt giảm

Dự báo giá tiêu ngày mai 24/12/2024: Giá tiêu trong nước ngày mai biến động giảm

Giá vàng chiều nay 23/12/2024: Vàng SJC tăng nửa triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (23/12): Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/12: Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng tăng

Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 23/12/2024: Bạc thế giới tăng nhẹ

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/12/2024: Đồng Yên Nhật sẽ tăng hay giảm trong tuần này?