Thị trường hàng không Việt Nam: Ba điểm nghẽn cần hóa giải
Thị trường hàng không: Tăng “nóng” hay không?
Trong giai đoạn 2008 - 2019, thị trường hàng không Việt Nam có mức tăng trưởng 17,1% về hành khách, và 13,8% về hàng hoá, tức là sản lượng vận chuyển của chúng ta tăng 4,86 lần về hành khách và 3,66 lần về hàng hoá. Riêng các hãng hàng không Việt Nam, so với năm 2008, tăng 5,2 lần về hành khách và 3,2 lần về hàng hoá. Đội tàu bay so với năm 2008 tăng 3,5 lần. Mạng đường bay, so với 2008, đường bay nội địa tăng 2,4 lần, đường bay quốc tế tăng 2,44 lần. Đội tàu bay so với năm 2008 tăng 3,5 lần. Mạng đường bay, so với 2008, đường bay nội địa tăng 2,4 lần, đường bay quốc tế tăng 2,44 lần.
Những vấn đề cấp thiết của thị trường hàng không đã được các diễn giả phân tích cụ thể tại tọa đàm |
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam- ông Đinh Việt Thắng tại Toạ đàm “Hàng không Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức sáng nay (11/12) tại Hà Nội: Tốc độ tăng trưởng như vậy là nhanh, nhưng hợp lý. Vào những năm 2008 - 2009, xuất phát điểm thấp nên giá trị tương đối về tăng trưởng là cao. Tăng trưởng hàng không gắn liền với tăng trưởng GDP. Ông Thắng phân tích: Theo dõi khoảng 20 năm trở lại đây, tăng trưởng hàng không gắn chặt với tốc độ phát triển GDP. Tức là GDP tăng 1%, hàng không sẽ tăng 1,5 đến 2%. Ngược lại, nếu GDP giảm 1%, hàng không cũng sẽ giảm tương ứng.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết: Giai đoạn 2014-2018 thị trường vận tải hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng cao, liên tục với mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn là 20,5% về hành khách và 13,2% về hàng hoá. Tại thị trường nội địa, hiện chúng ta có sự tham gia của 05 hãng hàng không, góp phần xây dựng một thị trường hàng không có sức cạnh tranh cao. Tốc độ tăng trưởng của thị trường năm 2019 dự báo tiếp tục được duy trì ở mức hai con số với mức độ tăng trưởng 11,8% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm 2018. Tổng vận chuyển hành khách đạt 78,3 triệu khách và vận chuyển hàng hóa đạt hơn 1,25 triệu tấn. Dự báo năm 2020, tổng thị trường đạt 86,8 triệu khách, tăng 10,8% so với năm 2019; đạt xấp xỉ 1,4 triệu tấn hàng hóa, tăng 11% so với năm 2019.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nhận định, trong quá trình phát triển, mặc dù đã có những thành tựu nhất định nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, cả với cơ quan quản lý nhà nước, với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không. Bởi vậy, “làm thế nào để phát triển hàng không Việt Nam thật sự bền vững, với một thị trường cạnh tranh lành mạnh, đem đến cho người dân dịch vụ an toàn nhất, thuận tiện nhất là điều mà cơ quan quản lý Nhà nước luôn hướng tới”- ông Tuấn khẳng định.
Đánh giá về sự tăng trưởng của thị trường hàng không Việt Nam cũng như những băn khoăn về sự phát triển của thị trường, đại diện các hàng hàng không đều nhắc đến mục tiêu cần đạt được là tính ổn định, an toàn và lành mạnh. Ông Đinh Việt Phương – Phó Tổng giám đốc VJA chia sẻ, đất nước ta hiện có gần 100 triệu dân, tàu bay 200 chiếc, tức 1 triệu dân có 2 tàu bay, so sánh với Malaysia, Thái Lan, số này còn rất khiêm tốn, nghĩa là nhu cầu tăng trưởng còn rất nhiều. Vấn đề đặt ra chỉ là làm thế nào chúng ta duy trì được tăng trưởng được bền vững, an toàn, lành mạnh?
Ở góc nhìn của một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, ông Dương Trí Thành, TGĐ Vietnam Airlines bày tỏ: Về nhận định nóng hay không còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, thực trạng tăng trưởng cao chắc chắn đã và đang tạo ra khó khăn, đặc biệt áp lực về hạ tầng. Tốc độ tăng trưởng cao khiến chuyến bay kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng và chi phí kinh tế.
Do đó, chúng tôi mong muốn hạ tầng đáp ứng kịp tốc độ phát triển. Hiện nay, với mức phát triển khoảng 20%/năm thì các nguồn lực bổ sung để đáp ứng là không đơn giản. Cụ thể, để đào tạo người lái cũng phải mất 5-6 năm/người, nhanh nhất cũng phải mất 3 năm. Các hãng hàng không sẽ phải thuê phi công ngoại, làm gia tăng chi phí- ông Thành phân tích.
Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam- ACV bày tỏ quan điểm, tôi cho rằng chúng ta không sợ từ nóng, nếu nóng theo nghĩa tích cực. Càng nóng càng tốt, nếu chúng ta kiểm soát được an toàn, an ninh. Hàng không phát triển nóng tức là kinh tế phát triển, xã hội ổn định. Để kiểm soát an ninh, an toàn trên thị trường thì liên quan đến tất các khâu, từ quản lý nhà nước, phát triển hạ tầng, quản lý bay, tổ chức vùng trời, cho đến nhân lực. Phát triển nóng mà nhân lực yếu, đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến an toàn, sau đó mới ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ.
Ông Thanh cũng khẳng định rằng, không được phép để thị trường chạy theo năng lực, mà năng lực phải đi trước đáp ứng nhu cầu thị trường. Như Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã thông tin là chúng ta đạt được an ninh an toàn tuyệt đối. Như vậy có nghĩa là nóng nhưng trong tầm kiểm soát. Chúng ta vẫn cơ bản đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo ông Thanh, hạ tầng cho thị trường hàng không phải phát triển theo đúng quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước. ACV đã xây dựng kế hoạch trung hạn trên cơ sở Quyết định 236/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu quy hoạch mà Thủ tướng quyết định với mạng cảng hàng không, trong đó có việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, nâng cấp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Pleiku, Điện Biên, Phú Quốc… Nhưng hiện nay phải chờ hoàn thiện quy hoạch chi tiết của hệ thống cảng hàng không sân bay. Điều này doanh nghiệp không được làm mà là cơ quan QLNN. Thứ hai phải có phê duyệt kế hoạch trung hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hóa giải ba vùng “thời tiết xấu” trên bầu trời hàng không
Ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines bày tỏ: hiện nay, từ khóa của chúng tôi là hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển bền vững. Điều đó không đơn giản bởi đẩy nhanh là nguy cơ mất an toàn xảy ra ngay. 4 áp lực lớn nhất hiện nay của ngành hàng không chính là: hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường và quản trị rủi ro. Đương nhiên Vietnam Airlines và các hãng hàng không luôn phải đương đầu khó khăn để tìm ra giải pháp. Trong 10 năm qua, đã đào tạo được khoảng 1.000 phi công người Việt, sắp tới sẽ đẩy nhanh tốc độ đào tạo hơn nữa. Ngoài ra, trung tâm huấn luyện bay cũng đã sẵn sàng và hệ thống liên kết tại các nước Úc, Mỹ, New Zealand… vận hành tốt. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu thực tế vẫn luôn là thách thức.
Cần có những giải pháp căn cơ để thị trường hàng không tăng trưởng ổn định |
Nhìn toàn cảnh thị trường, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho rằng, hàng không tăng trưởng nhanh đương nhiên sẽ dẫn đến những hệ luỵ và thách thức. Ông Thắng cho rằng, có 3 điểm nghẽn lớn. Thứ nhất là về thể chế, chính sách. Ví dụ khi Thái Lan và Malaysia xây dựng cảng hàng không mới, Chính phủ Thái Lan lúc đó báo cáo quốc hội ban hành quy chế đặc biệt cho sân bay quốc tế Bangkok…. Hiện cái áo chính sách của chúng ta đã chật. Khi có cơ hội phát triển, chúng ta phải cởi áo ra, có cơ chế chính sách để tháo gỡ, giải quyết vấn đề.Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung đánh giá rằng, tăng trưởng như hiện nay của thị trường hàng không là bình thường, do cầu gia tăng trong nền kinh tế. Vấn đề chúng ta cần nhìn ra là trong quá trình tăng trưởng, điểm nghẽn của chúng ta là gì, và đâu là vấn đề để thị trường giải quyết, đâu là vấn đề cần nhà nước giải quyết. Ở đây, theo ông Cung, hạ tầng là vấn đề nhà nước cần giải quyết. Và để giải quyết cũng cần chỉ rõ điểm nghẽn là gì, chung chung không được.
Thứ hai, là vấn đề cơ sở hạ tầng. Hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất là điểm nghẽn lớn nhất. Một số cảng khác cũng sẽ trở thành điểm nóng trong thời gian tới nếu chúng ta không có dự án mang tính đột phá để cải thiện năng lực.
Thứ ba là điểm nghẽn lớn về nguồn nhân lực như chúng ta vừa trao đổi. “Thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ có chương trình, giải pháp để tháo gỡ bằng được cả 3 điểm nghẽn này”- ông Đinh Việt Thắng khẳng định.