Thứ ba 24/12/2024 01:36

Thành phố Đà Nẵng phấn đấu hoàn thành việc di dời người dân trước 14h chiều mai, ngày 27/9

Đà Nẵng lập Sở Chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 4 do Chủ tịch UBND thành phố làm Chỉ huy trưởng. Hoàn thành di dời người dân trước 14h chiều 27/9.

Dự kiến sơ tán hàng chục nghìn người dân

Sáng 26/9, thành phố Đà Nẵng tổ chức họp ứng phó với bão số 4.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - ông Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh phải coi chống bão số 4 là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại

Bão số 4 hiện đã vào biển Đông. Đến 7h ngày 26/9 sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Gần như có thể khẳng định bão sẽ đổ bộ vào Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng rủi ro thiên tai cấp 4.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Phú Ban – Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết hiện đã có 769 tàu vào neo trú tại cảng cá, âu thuyền Thọ Quang. Còn 7 tàu trên biển và đều đã đến nơi tránh trú bão an toàn.

Tại cuộc họp đã tập trung trao đổi vấn đề di dời người dân ở nơi nguy hiểm, không an toàn đến nơi kiên cố, an toàn.

Theo lãnh đạo huyện Hòa Vang, trong trường hợp bão mạnh nhất từ cấp 14 – 17, tổng số di dời 28.442 nhân khẩu, 8.508 hộ. Hiện có 715 công nhân đang tạm trú ở Hòa Sơn, xã sẽ rà soát đưa công nhân đến nơi an toàn.

Quận Sơn Trà dự kiến sơ tán 15.690 người dân với 8553 hộ đến 31 điểm sơ tán. Quận đã làm việc để trưng dụng một số khách sạn làm nơi sơ tán.

Các hộ dân dự án cuối tuyến Bạch Đằng Đông (58 hộ/257 khẩu) có trường Phạm Ngọc Thạch phục vụ sơ tán. Dự kiến sẽ di dời 600 ngư dân trong các tàu, thuyền lên bờ vào ở tại trường THCS Lý Tự Trọng và Tiểu học Trần quốc Toản (Thọ Quang).

Quận Hải Châu dự kiến sơ tán tập trung 1.910 người, sơ tán tại chỗ 3.033 người; quận Thanh Khê di dời 6.138 người người.

Đặc biệt, quận Liên Chiểu là khu vực có nhiều khu công nghiệp, các trường đại học cao đẳng vì vậy có rất đông sinh viên, người lao động. Quận dự kiến sẽ sơ tán khoảng 26.000 người dân. Trong đó, sơ tán tập trung 10.900 người, còn lại là sơ tán tại chỗ.

Để đảm bảo việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho các điểm sơ tán người dân, các vùng có nguy cơ bị chia cắt, cô lập do bão lũ, UBND các quận, huyện, nhất là quận Liên Chiểu đã liên hệ với các cơ sở buôn bán lương thực, thực phẩm (gạo, nước, mì tôm…) để chủ động huy động lương thực thực phẩm khi cần.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh – Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng cho biết, Sở đã làm việc với các đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, đảm bảo nguồn cung ổn định, liên tục; đã có phương án cung ứng hàng hóa cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi bão số 4 (bị cô lập, chia cắt; thuộc diện sơ tán). Đồng thời, đề nghị Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố.

Thành phố Đà Nẵng tập trung hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, đưa thuyền nhỏ lên bờ và phấn đấu hoàn thành di dời, sơ tán người dân trước 14h chiều mai, ngày 27/9

Thành lập Sở Chỉ huy phòng chống bão số 4, hoàn thành sơ tán người dân trước 14h chiều 27/9

Kết luận cuộc họp, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - ông Nguyễn Văn Quảng yêu cầu các quận, huyện, Sở ngành phải coi phòng chống bão số 4 là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất thời điểm hiện tại. Dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để phòng chống bão.

Thành lập Sở Chỉ huy phòng chống bão số 4, trụ sở đặt tại UBND thành phố Đà Nẵng do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng – ông Lê Trung Chinh làm Chỉ huy trưởng. Các sở, ngành, quận, huyện bố trí lãnh đạo tham gia vào ban chỉ huy.

Giao thủ trưởng các huyện ủy, quận ủy, thủ trưởng các sở, ngành chịu trách nhiệm về triển khai các nhiệm vụ về phòng chống bão trước, trong và sau bão.

Các địa phương, các ngành 6 giờ/lần cập nhật tình hình triển khai công việc, tình hình phòng chống bão về Sở Chỉ huy (kể từ 12h trưa 26/9). Việc đột xuất phải báo cáo ngay.

Tập trung hỗ trợ di dời, sơ tán người dân. Việc tổ chức di dân phải đúng đối tượng, đúng thời gian. Phấn đấu hoàn thành sơ tán người dân trước 14h chiều 27/9.

Ngoài ra, đảm bảo hậu cần y tế, lương thực thực phẩm cho người dân di dời, người dân trong điểm ngập úng có thể bị cô lập; đảm bảo cung ứng điện cho các vị trí trọng yếu phòng chống bão.

Sở Công Thương, Ban quản lý khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp phòng chống bão, bố trí cho công nhân nghỉ việc đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, chú ý bố trí lực lượng để dọn dẹp sau bão đảm bảo an toàn, nhanh chóng.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025