Thứ năm 21/11/2024 19:42

Thanh Hoá: Xử lý nghiêm tình trạng bẫy chim hoang dã, chim di cư

Thời gian qua, tại tỉnh Thanh Hóa xuất hiện tình trạng bẫy chim trời. Trước tình trạng trên, cơ quan chức năng đã vào cuộc, xử lý nghiêm vi phạm.

Thời gian gần đây, dọc tuyến quốc lộ ven biển, qua địa bàn TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện rất nhiều “thiên la địa võng”, giăng lưới để đánh bắt chim trời. Theo đó, người dân đã sử dụng các công cụ, dụng cụ để bẫy bắt, tận diệt chim hoang dã, chim di cư.

Để ngăn chặn hành vi bẫy chim hoang dã, chim di cư, các lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa, trong đó nòng cốt là lực lượng Kiểm lâm đã tăng cường kiểm tra và sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Dưới các khu ruộng, những người săn chim trời đặt các hình nộm chim giả và giăng bẫy khắp nơi

Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền về quản lý, bảo vệ, bảo tồn chim hoang dã, chim di cư, lực lượng Kiểm lâm đã tăng cường tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm về săn, bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triệt phá các tụ điểm săn bắn, bẫy bắt, mua bán, vận chuyển, kinh doanh trái pháp luật các loại chim hoang dã, chim nước di cư trên địa bàn, đặc biệt là các chợ, các nhà hàng kinh doanh ăn uống…

Theo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, hiện lực lượng Kiểm lâm đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân. Quan trọng nhất, bản thân người dân phải ý thức được việc săn, bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư là hành vi bị nghiêm cấm, trái với quy định của pháp luật.

Lực lượng Kiểm lâm giải cứu chim bị mắc bẫy lưới, đồng thời phá hủy các công cụ bẫy chim trời

Bảo vệ các loài chim hoang dã trong mùa di cư hàng năm chính là bảo vệ sự đa dạng sinh học của tự nhiên, góp phần cân bằng hệ sinh thái môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, để hạn chế triệt để những hành vi giăng lưới, săn bắt chim di cư như hiện nay, ngoài sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của lực lượng chức năng thì rất cần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về công tác này.

Theo quy định của pháp luật, các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, chế biến, kinh doanh trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư có thể bị xử lý hành chính, phạt từ 1 triệu đồng đến 360 triệu đồng hoặc xem xét khởi tố hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế