Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau

Công tác giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Toàn tỉnh giảm gần 14.600 hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 giảm còn 3,53%.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Nỗ lực giảm nghèo bền vững

Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho thấy, năm 2023, công tác giảm nghèo của tỉnh này đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Toàn tỉnh đã giảm gần 14.600 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo từ 4,99% năm 2022 giảm xuống còn 3,52% cuối năm 2023, vượt 0,13% chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh đề ra. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo và sự nỗ lực vươn lên của chính những người nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm mạnh

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa về kết quả giảm nghèo cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,46%; từ 4,99% xuống còn 3,53% (giảm 14.535 hộ nghèo; từ 49.893 hộ xuống còn 35.358 hộ nghèo). Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,32%; từ 6,89% xuống còn 5,57% (giảm 13.118 hộ cận nghèo; từ 68.946 hộ xuống còn 55.828 hộ).

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau
Tháng 12/2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa bàn giao 100 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại huyện Mường Lát

Đối với khu vực 11 huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,14%; từ 15,19% xuống còn 11,05% (giảm 9.540 hộ nghèo; từ 35.229 hộ xuống còn 32.582 hộ). Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 3,05%; từ 17,07% xuống còn 14,02% (giảm 7.007 hộ cận nghèo; từ 39.589 hộ xuống còn 32.582 hộ). Trong đó, khu vực 5 huyện miền núi thấp, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,62%; số hộ nghèo còn lại: 6.709 hộ, chiếm tỷ lệ 4,73%. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,94%; số hộ cận nghèo còn lại: 8.037 hộ, chiếm tỷ lệ 5,67%. Khu vực 6 huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,33%; số hộ nghèo còn lại 18.980 hộ, chiếm tỷ lệ 20,94%. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 4,82%; số hộ cận nghèo còn lại: 24.545 hộ, chiếm tỷ lệ 27,08%.

Đến cuối năm 2023, tỉnh Thanh Hóa có 100% huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, gồm 06 huyện nghèo, 02 xã bãi ngang ven biển và hải đảo (riêng xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn chưa được đầu tư do vướng quy hoạch phân khu, Khu kinh tế Nghi Sơn).

Khoảng 60% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo, đạt kế hoạch đề ra. 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế (hộ nghèo được hỗ trợ 100%; hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% mức đóng). Trên 200 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, đã triển khai thực hiện. Các mục tiêu về tiếp cận giáo dục, nhà ở, thông tin và tín dụng chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Phân bổ có hiệu quả nguồn vốn

Trong những năm qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương triển khai có hiệu quả việc phân bổ kế hoạch vốn. Theo đó, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa là 1.640.539 triệu đồng.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau
Tháng 11/2023, Hội Chữ thập đỏ huyện Hà Trung trao bò giống sinh sản cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hà Lĩnh

Trong đó, Trung ương đã giao 945.033 triệu đồng (năm 2022 là 486.183 triệu đồng, năm 2023 là 458.850 triệu đồng). Trong tổng vốn Trung ương giao, có 1.249.507 triệu đồng hỗ trợ 06 huyện nghèo (để thực hiện 59 dự án: 28 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020; 31 dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025); 202.000 triệu đồng hỗ trợ 02 huyện Thường Xuân và Bá Thước thoát nghèo (để thực hiện 07 dự án); 57.500 triệu đồng hỗ trợ Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn; 41.410 triệu đồng hỗ trợ Trường Trung cấp nghề Nga Sơn; 29.622 triệu đồng hỗ trợ Trung tâm Dịch vụ việc làm; 60.000 triệu đồng hỗ trợ 03 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã đảo thuộc huyện Hậu Lộc và thị xã Nghi Sơn.

HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định phân bổ 100% kế hoạch vốn cho các đơn vị, địa phương; Chủ tịch UBND tỉnh đã giao vốn chi tiết cho các huyện, các dự án là 915.142 triệu đồng, đạt 96,84%; còn lại 29.891 triệu đồng chưa giao do chưa phê duyệt được dự án (dự án Trường cao đẳng nghề Nghi sơn, Trung tâm Dịch vụ việc làm).

Bên cạnh đó, kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương đã phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa năm 2022 là 132.965 triệu đồng; năm 2023 là 514.715 triệu đồng. HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao 100% kinh phí sự nghiệp Trung ương phân bổ cho các đơn vị, địa phương để tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, tổng nhu cầu vốn đầu tư đối ứng từ nguồn ngân sách tỉnh (bằng 10% tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện) để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (theo báo cáo, đề xuất của các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố) là 155.316 triệu đồng (các sở, ngành, địa phương không đề xuất nhu cầu kinh phí sự nghiệp đối ứng từ nguồn ngân sách tỉnh).

Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho thấy, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển được trung ương phân bổ năm 2022 và năm 2023 lũy kế đến ngày 06/12/2023 được khoảng 454.983 triệu đồng/945.033 triệu đồng, đạt 48,14% so với kế hoạch vốn. Trong đó, giải ngân năm 2022 được 256.909 triệu đồng, giải ngân năm 2023 (bao gồm cả 229.273 triệu đồng vốn năm 2022 chuyển sang 2023) được 198.074 triệu đồng/688.123 triệu đồng đạt 28,78%. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh cao hơn tỷ lệ giải ngân Chương trình của cả nước.

Đối với vốn sự nghiệp, kết quả giải ngân vốn sự nghiệp phân bổ năm 2022 và năm 2023 lũy kế đến ngày 06/12/2023 được khoảng 300.567 triệu đồng/647.680 triệu đồng đạt 46,4%. Giải ngân năm 2022: 18.213 triệu đồng; giải ngân năm 2023 (kể cả 114.752 triệu đồng vốn năm 2022 được kéo dài sang năm 2023) đến ngày 06/12/2023 được 282.354 triệu đồng/629.467 triệu đồng, đạt 44,85%.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trở lên

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2023 – 2025, thời gian tới, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan; các địa phương, tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau
Mô hình trồng ổi ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1,5% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hàng năm 3% trở lên. Phấn đấu 02 huyện Thường Xuân và Bá Thước thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; ít nhất 01 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Có thể nói, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo trên nhiều mặt như: Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để giảm nghèo bền vững, ngoài nâng cao thu nhập, còn phải đảm bảo các hộ dân được tiếp cận những dịch vụ xã hội cơ bản.

Thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về giảm nghèo; huy động các nguồn lực, giúp hộ nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, với quyết tâm “không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau”.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Bổ nhiệm ông Lý Vần Tải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu

Bổ nhiệm ông Lý Vần Tải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Xem thêm