Thứ hai 28/04/2025 18:33

Thanh Hóa: Lại thêm một di tích lịch sử ở huyện Vĩnh Lộc bị xâm hại

Nhà thờ họ Nguyễn Phủ, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc đã bị dòng họ này tự ý tháo dỡ để tu bổ, tôn tạo lại công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Ngày 19/4, tin từ Văn phòng UBND huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết, huyện đang vào cuộc làm rõ việc nhà thờ họ Nguyễn Phủ ở thôn Bồng Trung 2, xã Minh Tân là di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2016, bị dòng họ Nguyễn Phủ tự ý tháo dỡ để tu bổ, tôn tạo lại công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Minh Tân Trịnh Văn Hùng cho biết: "Đúng là có việc di tích lịch sử nhà thờ họ Nguyễn Phủ bị xâm hại".

Nhà thờ họ Nguyễn Phủ là di tích lịch sử cấp tỉnh bị gia đình ông Nguyễn Hữu Thành tháo dỡ tu bổ, tôn tạo khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. (Ảnh Thanh Tuấn)

Theo trình bày của ông Trịnh Văn Hùng, gia đình ông Nguyễn Hữu Thành là người đại diện cho dòng họ Nguyễn Phủ đã có văn bản xin trùng tu lại di tích này, tuy nhiên khi đang chờ các cấp có thẩm quyền cho phép thì dòng họ này đã cho tháo dỡ công trình, tự tu bổ, tôn tạo. Qua kiểm tra cho thấy, ông Nguyễn Hữu Thành đã cho hạ giải toàn bộ mái ngói nhà tiền đường, đã cho thay thế một số hạng mục mới. Xã đã lập biên bản xử phạt 2 triệu đồng, buộc dòng họ trả lại nguyên trạng cho di tích.

Theo số liệu từ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Vĩnh Lộc cho thấy: Trên địa bàn huyện này có 8 di tích lịch sử là các nhà thờ của các dòng họ, việc quản lý những di tích này gặp rất nhiều khó khăn, dù được công nhận là di tích nhưng nó lại thuộc quyền sở hữu của các dòng họ. Khi công trình xuống cấp, hư hỏng, các dòng họ thường huy động được nguồn đóng góp là tự ý tu bổ, sửa chữa, khiến việc quản lý các di tích cũng gặp khó khăn.

Chỉ trong thời gian chưa đầy 2 tháng, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đã có 2 di tích lịch sử bị xâm hại. (Ảnh Thanh Tuấn)

Liên quan đến công tác quản lý các di tích trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, vào đầu tháng 3/2022, di tích, danh thắng quốc gia động Hồ Công cũng bị xâm hại. Cụ thể, di tích, danh thắng quốc gia động Hồ Công đã bị nhiều người tự ý đưa vật liệu vào động xây dựng, tu sửa. Ngay sau đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu UBND huyện Vĩnh Lộc vào cuộc xử lý tập thể, cá nhân có liên quan và trả lại nguyên trạng ban đầu.

Liên quan đến Nhà thờ họ Nguyễn Phủ bị xâm hại, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết, Sở đã nắm được thông tin di tích nhà thờ họ Nguyễn Phủ bị xâm hại và đang có văn bản chỉ đạo làm rõ.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh