Thứ ba 26/11/2024 16:51

Thanh Hóa: Hàng nghìn du khách về với Lễ hội Đền thờ Trần Hưng Đạo Xuân Giáp Thìn 2024

UBND huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã tổ chức lễ hội Đền thờ Trần Hưng Đạo Xuân Giáp Thìn 2024 với các nghi lễ tế Nam quan, dâng hương và lễ khai ấn.

Đêm 23/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền thờ Trần Hưng Đạo tại thôn Thổ Khối, xã Yên Dương, UBND huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã tổ chức lễ hội Đền thờ Trần Hưng Đạo Xuân Giáp Thìn 2024.

Nghi lễ tế Nam quan

Đền Thổ Khối (hay đền thờ Trần Hưng Đạo) là ngôi đền đặc biệt trên đất xứ Thanh, nơi đã chở che và in đậm dấu chân của vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương và các vua Trần trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai vào mùa Xuân năm 1285.

Trước sức mạnh của đội quân xâm lược Nguyên Mông, Hưng Đạo Đại Vương bằng tài trí, mưu lược và sự dũng cảm, kiên cường đã đưa triều đình từ Thiên Trường vượt biển vào đất Thanh Hóa, tìm địa bàn chiến lược để lui quân. Mảnh đất Tam Giang - Thổ Khối, nơi hội tụ của 3 dòng sông là Tống Giang, Hoạt Giang và Lũng Khê, chính là nơi đã được Hưng Đạo Đại Vương đã chọn làm căn cứ để bảo vệ cho sự an toàn của triều đình và tập trung củng cố, xây dựng lực lượng.

Các làng trong xã Yên Dương dâng lễ tại Đền thờ Trần Hưng Đạo

Trong những ngày tháng ở đây, Ngài cùng các vua Trần đã hòa mình với Nhân dân, được Nhân dân đùm bọc, nuôi dưỡng; trai tráng trong vùng tấp nập theo về gia nhập đại quân. Chỉ trong một thời gian ngắn, đại quân đã được kiện toàn, thẳng tiến ra Bắc, lập nên chiến công hiển hách, chiến thắng lẫy lừng Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết... giải phóng đất Thăng Long, đưa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai đến thắng lợi hoàn toàn.

Nghi thức rước Ấn

Sau khi Ngài mất, để tỏ lòng kính trọng, tri ân, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Ngài ngay trên mảnh đất mà Ngài cũng với các vua Trần đã đóng quân.

Lãnh đạo huyện Hà Trung phát ấn cho du khách.

Lễ hội Đền thờ Trần Hưng Đạo đã được tổ chức với các nghi lễ truyền thống như: Tế Nam quan, dâng hương và lễ khai ấn. Hàng nghìn người dân và du khách được phát ấn, cầu mong một năm may mắn, bình an.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Du khách sắp được thưởng thức “phở số” tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội

Việt Nam lần thứ 5 được vinh danh Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Barcelona và Brest, 03h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Sporting Lisbon và Arsenal, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Man City và Feyenoord, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11, rạng sáng 26/11: Newcastle và West Ham, Al-Gharafa và Al Nassr

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Newcastle và West Ham, 3h00 ngày 26/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Lai Châu: Đặc sắc các hoạt động thể thao, văn hóa dân tộc tại lễ hội PuTaLeng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Southampton và Liverpool, 21h00 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11, rạng sáng 25/11: Ipswich Town và MU, Southampton và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Link xem trực tiếp bóng đá Leicester City và Chelsea, 19h30 ngày 23/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận định bóng đá Man City và Tottenham, 00h30 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh 2024/2025

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới