Thứ năm 14/11/2024 05:33

Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu "bay" qua sông, quay dưới giếng

Hàng chục trai tráng dầm mình dưới nước để khiêng, rước kiệu tại lễ hội chùa Phượng Vũ (Thái Bình), mùng 9 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ngày 18/2 (mùng 9 tháng Giêng), lễ hội đền, chùa Phượng Vũ (thôn Thọ Lộc, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) khai mạc với sự tham dự của hàng nghìn du khách thập phương.

Chùa Phượng Vũ là nơi thờ Đức Thánh Từ Đạo Hạnh, một thiền sư nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người có tài cao, chí lớn và có nhiều công lao trong việc dạy nhân dân việc trồng cấy. Chùa Phượng Vũ được xây dựng cách đây khoảng 900 năm. Đến năm 1993, chùa được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa.

Người xưa có câu "Rước kiệu mùng chín tháng Giêng/Kiệu quay sông nước ngả nghiêng đất trời" để nhắc về lễ hội chùa Phượng Vũ. Điểm nhấn của lễ hội là màn rước kiệu. Kiệu Song Loan, Long Đình và kiệu lễ sẽ lần lượt được rước qua sông, ao, miếu...

Điểm nhấn của hội này là nghi thức rước kiệu đi dưới nước, gồm 3 kiệu là Song Loan, Long Đình và kiệu lễ vào sáng mùng 9 tháng Giêng
Mỗi kiệu có đoàn phù giá (người khênh kiệu) gồm 8 người. Đây là trai tráng trong làng từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt thanh niên độc thân hay đàn ông đã lập gia đình
Trước khi nghi lễ rước bắt đầu, hàng trăm người đổ về bên bờ ao gần đình chờ xem các kiệu rước lần lượt được đưa xuống nước
Khi mới dầm mình xuống nước, một số thanh niên khiêng kiệu tỏ ra nhăn nhó vì lạnh. Đây là những người tình nguyện được gánh vác công việc rất vất vả này. Họ phải đăng ký từ nhiều tháng trước và được bốc thăm theo kiểu "thánh lựa chọn"
Trong suốt nhiều giờ, 24 chàng trai liên tục ngâm mình dưới nước, hết xuống ao lại lội đầm bùn, sông và ruộng bằng chân đất
Màn quay kiệu được tiếp diễn dưới sự chứng kiến của đông đảo dân làng và khách thập phương. Người cầm cờ trắng sẽ chỉ huy cả 8 người rước quay kiệu dưới nước
Dưới làn nước lạnh các thành viên đội rước kiệu đều ướt nhẹp, tuy nhiên mọi người đều vui vẻ tham gia. Một thanh niên chia sẻ rằng dù rất mệt nhưng nếu được sẽ đăng ký tham gia vào năm sau
Đoàn phù giá rước kiệu lội ruộng. Trai tráng đều đi chân trần
Các con đường làng đông nghẹt du khách về trẩy hội. Kiệu đi đến đâu dòng người theo tới đó
Chiếc kiệu xoay vòng trong lúc di chuyển tại đình làng Thọ Lộc. Trước lễ hội một ngày, trai tráng sẽ rước kiệu về đình làng Thọ Lộc, ngày hôm sau là chính hội thì lại rước kiệu từ đình ra chùa Phượng Vũ
Trong quá trình làm lễ tại chùa, đoàn rước tiếp tục lội xuống giếng trước sân chùa rồi mới hoàn thành các thủ tục của ngày hội
Người dân và du khách thập phương vây kín 3 chiếc kiệu
Kiệu lễ là kiệu đầu tiên kết thúc hành trình
Lễ hội này được tổ chức hàng năm. Đây là dịp để người dân Thọ Lộc và xã Minh Khai tụ họp, cùng thành kính dâng lễ lên thánh Từ Đạo Hạnh, cầu xin các vị thánh phù hộ cho cuộc sống no đủ, bình an.
Chí Tâm - Thế Đại
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến