Thứ hai 23/12/2024 09:15

Tăng lương cần kèm theo các biện pháp kiềm chế lạm phát

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tăng lương không kèm theo các biện pháp kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của việc tăng lương cũng không được đảm bảo.

Tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội ngày 24/10, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai, đoàn Hà Nội đánh giá bên cạnh những kết quả đạt được cũng cần lưu ý một số vấn đề còn tồn tại.

Trong bối cảnh ngân sách hiện nay, việc tăng lương là sự nỗ lực lớn

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, nếu nhìn cả chặng đường đến năm 2023, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước ngày một giảm. Năm 2023 chỉ đạt 15,7%, thấp hơn so với quy định tại Nghị quyết 23 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm. Trước đó, trong năm 2022 tỷ lệ này cũng đã có xu hướng giảm.

"Nếu so sánh tỷ lệ huy động vào ngân sách của Việt Nam với các nước trong khu vực cũng rất thấp. Nếu đối chiếu với chỉ tiêu trong Nghị quyết 23 thì chưa đạt" - bà Mai nói.

Về tính bền vững của thu ngân sách, theo đại biểu đoàn Hà Nội, mặc dù năm 2023 hoàn thành dự toán đặt ra là sự quyết liệt, cố gắng nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, tăng thu từ sản xuất kinh doanh còn chừng mực.

Bên cạnh đó, số thu đến từ chênh lệch thu chi ngân hàng. Số thu ổn định trước đây như đất đai bất động sản sang năm 2023 đạt thấp. Qua giám sát nhận thấy, nổi lên vấn đề nhiều địa phương không dám hành động.

Các quy định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất bên cạnh những yếu tố rủi ro có yếu tố về mặt tâm lý, nhiều địa phương cả năm không triển khai đấu giá được bất kỳ khu vực nào.

Chia sẻ với các địa phương, bà Mai cho hay, ngay cả khi tiến hành xác định giá đất, việc thuê các cơ quan thẩm định cũng rất khó khăn. Nhiều tổ chức thẩm định không muốn thực hiện chức năng thẩm định.

Liên quan đến chính sách thu, qua giám sát cho thấy, nhiều địa phương băn khoăn chính sách miễn giảm thuế. Trong cả năm 2023, số thu từ giảm thuế khoảng 75.000 tỷ đồng. Con số này một mặt thể hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và đối tượng nộp thuế nhưng mặt khác cũng tác động tới số thu của các địa phương.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động bởi chính sách miễn giảm thuế rất lớn. Việc giảm thuế đã diễn ra trong nhiều năm. “Tại những bối cảnh, thời điểm nhất định, có thể việc giảm thuế là cần thiết nhưng chúng ta phải đánh giá được hiệu quả của việc giảm thuế. Bức tranh hiệu quả của việc miễn giảm thuế chưa rõ ràng” - đại biểu đoàn Hà Nội nhận định.

Do đó, trong tương lai, chúng ta cần tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính trung lập của thuế. Và việc miễn giảm thuế cũng nên hạn chế ở mức tối đa.

Liên quan đến vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị khẳng định rõ, cần tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương. Bộ Chính trị đã giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án tăng cường vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ương nhưng đến nay chưa triển khai.

Trên thực tế, trong nhiều tình huống, vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương không được đảm bảo. Ví dụ như khi xây dựng các công trình mang tính liên vùng, mang tính động lực lan tỏa, việc bố trí nguồn lực rất khó khăn. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần thực hiện quyết liệt hơn và sớm triển khai Nghị quyết của Đảng về vấn đề này.

Trong năm 2024, đại biểu cho rằng, điểm nhấn chính là vấn đề tăng lương. Thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã đưa ra đề án cải cách tiền lương và sẽ trình Quốc hội thông qua. Theo đề án, lương của cán bộ công chức và các lực lượng liên quan sẽ tăng từ ngày 1/7/2024.

Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý vấn đề kiềm chế lạm phát trong bối cảnh tăng lương. Bởi mỗi lẫn điều chỉnh lương, có những tác động tiêu cực lạm phát, giá cả tăng cao. Hiện nay, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2023 có 31% các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi vấn đề giá cả tăng cao.

“Nếu tăng lương không kèm theo các biện pháp kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của việc tăng lương cũng không được đảm bảo” - đại biểu nói.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngân sách hiện nay thì việc tăng lương là sự nỗ lực cố gắng lớn. Tuy nhiên, đại biểu mong muốn điều này mang tính thực chất, không cào bằng. Theo quy định của Nghị quyết 27, khi tăng lương sẽ không còn các khoản phụ cấp khác.

Đồng thời, Chính phủ cần lưu ý vấn đề khi không còn các phụ cấp, sẽ không ảnh hưởng tới thu nhập của những đối tượng này. Ngoài ra, đi cùng với tăng lương cũng cần tinh giản biên chế để bộ máy hiệu quả.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh