Thứ sáu 27/12/2024 17:20

Tăng gần bằng dự báo cả năm, tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong quý 4/2024?

Đồng USD sẽ tiếp tục mạnh trong quý 2/2024 trên toàn cầu. Với thị trường Việt Nam dự báo tỷ giá USD/VND có thể vẫn duy trì ở mức cao.

Dự báo tỷ giá có thể sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn

Theo chuyên gia tài chính - TS. Nguyễn Trí Hiếu: Đến thời điểm này, tỷ giá đã tăng trên 4%. Các dự báo đưa ra tỷ giá chỉ tăng khoảng 3 - 5% trong năm 2024, nhưng mới chỉ qua 4 tháng đầu năm đã tăng gần bằng mức dự báo cho cả năm.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay, 3/5/2024, giảm 1 đồng so với phiên trước, được niêm yết ở mức 24.241 đồng. Tính trong 10 ngày trở lại đây, tỷ giá trung tâm đã giảm 34 đồng so với mức cao nhất 24.275 đồng niêm yết ngày 23/4/2024.

Ngày 3/5, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.400 - 25.450 VND/USD. Nhưng tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá đã được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 30 - 70 đồng so với phiên trước.

Tỷ giá trong nước tăng cao từ đầu năm tới nay do tác động bởi tình hình kinh thế giới. Cụ thể, chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và các nước đều giữ nguyên lãi suất và neo tỷ giá ở mức cao để bảo đảm đồng nội tệ của quốc gia đó không bị mất giá quá nhiều khiến đồng USD tăng giá đang ở mức cao nhất từ xưa tới nay, trên toàn cầu. Bên cạnh đó, giá vàng thế giới tăng mạnh, vượt đỉnh 2.400 USD/ounce càng tạo áp lực lớn lên tỷ giá, nhiều quốc gia, định chế tài chính và các nhà đầu tư xem kênh đầu tư vàng là nơi trú ẩn an toàn đã khiến tác động trực tiếp tới tỷ giá và Việt Nam không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. Với thị trường Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất tăng cao cũng góp phần đẩy tỷ giá tăng mạnh.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Hiếu cho rằng, khủng hoảng địa chính trị trên thế giới ngày càng dữ dội hơn, nhất là khu vực Trung Đông, cuộc chiến Nga - Ukraine chưa có hồi kết, cũng làm cho niềm tin vào USD mạnh hơn. Chính điều này đẩy tỷ giá thời gian qua và sắp tới.

Dự báo tỷ giá USD/VND có thể sẽ duy trì ở mức cao

Báo cáo dự báo Tỷ giá và Ngoại hối toàn cầu của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu của UOB (một định chế tài chính lớn của Singapore và khu vực châu Á) công bố ngày 3/5/2024 đã phân tích: Ở góc độ kinh tế thế giới, tác động từ chu kỳ nới lỏng của FED bắt đầu muộn hơn dự kiến đối với USD là rất rõ ràng. Gần như chắc chắn rằng đồng USD có thể sẽ tiếp tục mạnh, ít nhất là trong quý 2/2024. “Đồng USD sẽ lại suy yếu nhưng có thể bắt đầu muộn hơn vào quý 3/2024. Rủi ro chính đối với quan điểm giảm giá của USD là việc FED giữ nguyên lãi suất. Chúng tôi dự đoán các đồng tiền châu Á sẽ tiếp tục yếu trong thời gian còn lại của quý 2 năm nay, kỳ vọng về sự phục hồi của các đồng tiền châu Á sẽ chỉ bắt đầu từ quý 3/2024”, báo cáo đánh giá.

Đối với thị trường Việt Nam, Báo cáo của UOB cho rằng, USD/VNĐ giao dịch lên mức cao mới trên 25.463 trong tháng 4 cùng xu hướng với sự mạnh lên của USD so với các đồng tiền châu Á khác. Với kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED đang giảm dần, tỷ giá USD/VNĐ có thể sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn. Theo các chuyên gia phân tích của UOB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã can thiệp vào thị trường ngoại hối trong tháng 4 và điều này có thể giúp kiểm soát biến động. UOB dự báo, USD/VND là 25.600 trong quý 2, 25.100 trong quý, 24.800 trong quý 4 của năm nay mức 24.600 trong quý 1/2025.

Đồng bộ các giải pháp hạ nhiệt tỷ giá

Đối phó với cơn sốt tỷ giá từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện biện pháp mạnh là công khai bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm để chuyển trạng thái ngoại tệ về 0. Ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước bày tỏ: Biện pháp này của nhà điều hành nhằm đảm bảo giải tỏa tâm lý thị trường, đảm bảo nguồn cung thị trường, nguồn cung ngoại tệ thông suốt, đảm bảo đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế.

Khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá một cách hợp lý, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết thêm, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là ổn định tỉ giá, chứ không cố định tỷ giá, và bảo đảm trạng thái ngoại tệ bằng 0 chứ không thể âm. “Ngân hàng Nhà nước sẽ có những giải pháp để thực hiện điều này như điều tiết lượng tiền trong lưu thông để hài hòa, điều hành lãi suất hợp lý để hài hòa với tỉ giá, chúng tôi sẽ tính toán mức độ hợp lý để đạt cả 2 mục tiêu”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, để hạ nhiệt tỷ giá ngoài việc bán ngoại tệ và phát hành tín phiếu để hút tiền lưu thông trên thị trường như Ngân hàng Nhà nước đã làm trong tháng 4 vừa qua thì rộng hơn là cần ổn định được kinh tế vĩ mô, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng và giải quyết được nợ công… Đây là những yếu tố quan trọng có tác động tích cực đối với tỷ giá. Trong ngắn hạn và căn cơ thì cần phải kiểm soát được tình trạng buôn lậu vàng bởi khi giá vàng trong nước tăng cao hơn thế giới, thì sẽ khó tránh khỏi việc buôn lậu vàng. Chính chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước cao đã khuyến khích giới buôn lậu mang vàng vào Việt Nam. Và để nhập lậu vàng thì phải có ngoại tệ, đó chính là lý do USD trên thị trường tự do tăng, khiến tỷ giá niêm yết trong ngân hàng cũng chịu áp lực lớn.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, thêm tỷ giá là vấn đề rất lớn của nền kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến các chính sách điều hành vĩ mô, để có ngoại tệ và gia tăng dự trữ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách cho vay ngoại tệ đối với lĩnh vực, hàng ưu tiên như xuất khẩu nông sản: gạo, cà phê, thủy sản, gỗ...

Về dài hạn, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ, tránh găm giữ, đầu cơ ngoại tệ của các ngân hàng thương mại; bán ngoại tệ can thiệp thị trường là biện pháp cuối cùng mang tính chất hành chính.

Thuỳ Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỷ giá USD/VND

Tin cùng chuyên mục

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu