Thứ hai 23/12/2024 16:05

Tăng cường thực thi chính sách, luật cạnh tranh khu vực Đông Á

Hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao Đông Á về chính sách Cạnh tranh (EATOP) lần thứ 16 và Hội nghị Đông Á về Luật và Chính sách Cạnh tranh (EAC) lần thứ 13 vừa được tổ chức theo hình thức trực tuyến đã thảo luận nhiều chủ đề hướng tới tăng cường công tác thực thi luật và chính sách cạnh tranh khu vực.

Hội nghị EATOP và EAC là những sự kiện cạnh tranh thường niên của khu vực do cơ quan cạnh tranh các nước thay phiên chủ trì tổ chức. Hội nghị năm nay do Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore tổ chức với sự phối hợp của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản (JFTC) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADBI).

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005, EATOP là nơi gặp gỡ của các nhà lãnh đạo cấp cao cơ quan cạnh tranh các nước Đông Á để trao đổi, chia sẻ những vấn đề nổi bật trong công tác thực thi chính sách và luật cạnh tranh của khu vực. Từ năm 2008 trở lại đây, Hội nghị EATOP được tổ chức song song với Hội nghị AEC tạo nên một cầu nối giữa cơ quan cạnh tranh và doanh nghiệp nhằm cùng lắng nghe ý kiến, chia sẻ quan điểm dưới các góc nhìn khác của các bên liên quan trong việc thực thi và tuân thủ chính sách và luật cạnh tranh khu vực.

Với hình thức trực tuyến, Hội nghị EATOP lần thứ 16 đã có quy tụ 60 đại diện cơ quan cạnh tranh và sự tham gia của hầu hết các lãnh đạo cấp cao nhất, người đứng đầu của cơ quan cạnh tranh các nước trong khu vực. Tại hội nghị, các lãnh đạo cơ quan cạnh tranh đều có bài trình bày đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với công tác thực thi pháp luật cạnh tranh thời gian qua và đưa ra sáng kiến về công tác thực thi cạnh tranh thời gian tới.

Đại diện cơ quan cạnh tranh Việt Nam, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết: Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã có những tác động tiêu cực đáng kể đến công tác cạnh tranh tại Việt Nam như: Giá cả một số hàng hóa thiết yếu tăng cao; việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội gây cản trở công tác giám sát cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, số lượng hồ sơ tập trung kinh tế mà cơ quan cạnh tranh cần xử lý tăng cao do Việt Nam áp dụng quy định mới về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cũng như do nhu cầu mua bán sáp nhập trên thị trường có xu hướng tăng trong do tác động của dịch bệnh…

Hội nghị EATOP và EAC là những sự kiện cạnh tranh thường niên của khu vực do cơ quan cạnh tranh các nước thay phiên chủ trì tổ chức

Trước những thách thức đó, nhằm đảm bảo thị trường được vận hành thông suốt đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân trong trong thời kỳ dịch bệnh, cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan, tiến hành kiểm tra, giám sát thị trường đặc biệt thị trường các mặt hàng thiết yếu và đưa ra cảnh báo đối với một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh. Đồng thời, cơ quan cạnh tranh cũng tăng cường công tác giám sát cạnh tranh đối với các cơ quan quản lý ngành, địa phương đảm bảo cơ quan quản lý nhà nước không ban hành những chính sách có tác động ngăn cản, hạn chế cạnh tranh liên quan đến việc hạn chế vận chuyển và phân phối hàng hóa trên thị trường trong thời kỳ dịch bệnh.

Đối với việc kiểm soát tập trung kinh tế, cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong công tác tiến hành tập trung kinh tế nhằm khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phương thức mua bán và sáp nhập như một công cụ hiệu quả trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả kinh doanh nhằm vượt qua khó khăn gây ra bởi dịch bệnh đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định về kiểm soát tập trung kinh tế. “Liên quan đến lĩnh vực kiểm soát tập trung kinh tế, cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã xây dựng và công bố Hướng dẫn doanh nghiệp về quy định nộp và thẩm định hồ sơ tập trung kinh tế. Theo đó, đơn giản hóa thủ tục đánh giá hồ sơ thông báo, giảm thời gian xem xét phê duyệt thông báo tập trung kinh tế của doanh nghiệp” - ông Trịnh Anh Tuấn cho hay.

Cũng theo ông Trịnh Anh Tuấn, trong thời gian tới, trước bối cảnh có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế số, cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, báo cáo đánh giá về lĩnh vực kinh tế số để có thể tiến hành hiệu quả công tác thực thi luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế số. Đồng thời, cùng với chức năng thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng, đơn vị sẽ tăng cường cơ chế phối hợp giữa công tác quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh tế số.

Với Hội nghị EAC, bên cạnh đại diện cơ quan cạnh tranh, EAC 13 năm nay đã có sự tham dự của một số lãnh đạo doanh nghiệp, các học giả trong lĩnh vực cạnh tranh và kinh tế số trong và ngoài khu vực. Với chủ đề về tác động của tiến bộ công nghệ đối với việc thực thi chính sách và luật cạnh tranh, các diễn giả bao gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Úc, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Indonesia, học giả đến từ một số trường đại học khu vực, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp kỹ thuật số … đã thảo luận, đánh giá về tác động của tiến bộ công nghệ với môi trường kinh doanh cũng như đưa ra những định hướng cho công tác thực thi luật và chính sách cạnh tranh khu vực trong lĩnh vực này.

Được tổ chức song song với Hội nghị EATOP, Hội nghị EAC đã tạo ra một diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa cơ quan thực thi và các đối tượng áp dụng chính sách và luật cạnh tranh. Điều này giúp thu hẹp dần khoảng cách, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa cơ quan cạnh tranh và doanh nghiệp trong việc áp dụng và tuân thủ luật cạnh tranh trên tinh thần khuyến khích doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lành mạnh trong môi trường kinh tế số.

Hội nghị cũng tái khẳng định dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ lĩnh vực kinh tế nào thì chế độ cạnh tranh hiệu quả cũng sẽ thúc đẩy phát triển thị trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam