Thứ năm 28/11/2024 01:37

Tăng cường thông tin tín dụng trong APEC

Thông tin tín dụng xuyên biên giới đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nền kinh tế, nhất là các quốc gia APEC. Xu hướng này có thể hỗ trợ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế mỗi quốc gia.
Phân tích, xử lý thông tin tại CIC

Bên lề Hội nghị các quan chức cao cấp tài chính APEC (SFOM) trong khuôn khổ APEC 2017 tại Việt Nam, ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo “Trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới”.

Theo Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới có vai trò quan trọng và cần thiết trong thúc đẩy chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nền kinh tế thành viên. Trên thực tế, tại những diễn đàn, hội nghị về tín dụng gần đây, trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới như khuôn khổ pháp luật, bảo mật dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, bảo vệ người tiêu dùng... được nhiều chuyên gia đề cập. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam cũng quan tâm nhất định đến thông tin xuyên biên giới thông qua việc chủ động, tích cực tham dự các hội thảo khu vực và quốc tế. Điều này phản ánh quyết tâm thực hiện các cam kết mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác trong khu vực và thế giới.

Việc trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới có vai trò quan trọng và cần thiết trong thúc đẩy chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư, kinh doanh của tất cả các nền kinh tế thành viên.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu được giao dịch ngày một tăng thì việc tìm kiếm, xác nhận thông tin của các đối tác trong giao dịch mua bán hàng hóa rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nền kinh tế thành viên APEC với các khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực trong hoạt động thông tin tín dụng nói chung và vấn đề chia sẻ thông tin tín dụng xuyên biên giới nói riêng chưa đầy đủ; khuôn khổ pháp luật liên quan về bảo vệ người tiêu dùng, bảo mật dữ liệu cá nhân chưa đồng bộ.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để phát triển hoạt động thông tin tín dụng xuyên biên giới, bên cạnh sự cần thiết phải đưa ra được những yếu tố chính, quan trọng trong xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, đồng thời, phải có thảo luận giữa các quốc gia để xây dựng dự thảo biên bản thỏa thuận hợp tác và từ điển dữ liệu.

Tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC) là cơ quan thông tin tín dụng hàng đầu, có chức năng thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của NHNN; thực hiện các dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng theo quy định của NHNN và pháp luật. Được biết, CIC đang tìm kiếm giải pháp trao đổi thông tin xuyên biên giới nhằm mở rộng nguồn thu thập thông tin để thực hiện kế hoạch hành động của NHNN ban hành cùng với Quyết định 1097/QĐ-NHNN về việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng bày tỏ, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, để đảm bảo công bằng, minh bạch trong hợp tác đầu tư, giảm thiểu tối đa rủi ro do thông tin bất cân xứng mang lại, việc kết nối thông tin giữa các nền kinh tế thành viên APEC ngày càng trở nên cấp thiết. Do vậy, các nền kinh tế thành viên cần chú trọng tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hoạt động trao đổi thông tin tín dụng trong phạm vi APEC cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

Ngân hàng Quân đội trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng