Thứ hai 25/11/2024 12:41

Tận dụng CPTPP để xuất khẩu nông, thuỷ sản vào Nhật Bản

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực mang lại nhiều ưu đãi lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thuỷ sản vào thị trường này vẫn còn khiêm tốn.

Ngành hàng còn nhiều dư địa

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2021 tăng 2,67% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 6,6 tỷ USD. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam là nông sản có mức tăng trưởng xuất khẩu cao, như hạt tiêu tăng 35,23%, hạt điều tăng 20,35%, cà phê tăng 14%... Nhưng tính chung giá trị xuất khẩu cả nhóm hàng nông thủy sản và thực phẩm mới chỉ chiếm khoảng 8,2% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Nhật Bản.

Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại, sản phẩm điện tử, nhiên liệu…, trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về hầu hết các sản phẩm này.

Theo số liệu tổng hợp từ hải quan Nhật Bản, nước này nhập khẩu nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, Nhật Bản lại chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường đối tác khác. Như nhóm hàng nông thủy sản - thực phẩm được nhập chủ yếu từ Hoa Kỳ, chiếm xấp xỉ 23,3% tổng nhập khẩu nhóm hàng từ tất cả các thị trường, Trung Quốc chiếm 11,8%. Thị phần của khối ASEAN đối với nhóm hàng này chiếm 13,4%, trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 18,3% tổng nhập khẩu từ khối ASEAN và chỉ chiếm gần 2,4% tổng nhập khẩu nhóm hàng của Nhật Bản từ các thị trường trên thế giới.

Trong khi đó, Nhật Bản hiện có nhu cầu nhập nhiều mặt hàng như cá, sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả. Tỷ trọng của nhóm hàng nông thủy sản – thực phẩm nhập khẩu chiếm xấp xỉ 10% tổng trị giá nhập khẩu các loại hàng hóa.

So với Trung Quốc hay Hoa Kỳ, Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh do được ưu đãi thuế quan theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với Nhật Bản. Như vậy, dư địa xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản còn rất lớn.

Tận dụng ưu đãi từ CPTPP

Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 FTA song phương, đa phương, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định CPTPP.

Việc hai nước cùng tham gia những hiệp định này tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt khi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau.

Theo cam kết trong CPTPP, đối với nhóm hàng thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam, Nhật Bản cam kết xoá bỏ thuế đối với khoảng 1/3 số dòng sản phẩm thịt ngay khi hiệp định có hiệu lực; cắt giảm và xoá bỏ thuế theo lộ trình 2-16 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực với khoảng 2/3 số dòng thuế. Ví dụ, đối với thịt heo nguyên con hoặc nửa con, tươi hoặc ướp lạnh, đông lạnh, trong vòng 10 năm, thuế suất sẽ về 0%. Hay như nội tạng của trâu bò tươi, đông lạnh,... sẽ được xoá bỏ thuế theo lộ trình 13 năm. So với VJEPA, cam kết trong CPTPP có mức mở cửa mạnh hơn đối với các dòng sản phẩm mà trong VJEPA Nhật Bản không cam kết xóa bỏ thuế.

Đối với mặt hàng thuỷ sản, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực với khoảng 65% dòng sản phẩm thủy sản; cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 6 - 16 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực với một số dòng thuế thuỷ sản từ Việt Nam.

Có thể thấy, CPTPP đem lại cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản – thực phẩm của Việt Nam sang Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia có các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, tạo thành hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản.

Các giấy tờ theo quy định của Nhật Bản khi thực hiện nhập khẩu rau quả vào quốc gia này khá phức tạp như Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe; kết quả xét nghiệm; các tài liệu chứng minh các thành phần nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất (Chứng nhận nhà sản xuất)... Cùng với đó, còn nhiều quy định khác của Nhật Bản liên quan như: Luật Thương mại quốc tế và Trao đổi ngoại hối, Luật Vệ sinh thực phẩm, Luật Thuế quan và Hải quan,.... Đây là một thách thức đối với ngành hàng nông thủy sản - thực phẩm của Việt Nam. Vì theo các quy định của Nhật Bản, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm được yêu cầu rất cao, nhất là dư lượng hóa chất nông nghiệp. Nếu bị phát hiện có các dư lượng vượt quá mức cho phép, các sản phẩm này sẽ bị giám sát rất chặt chẽ.

Vì vậy, khi xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang Nhật Bản, các doanh nghiệp cần chú ý đến chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường này. Sản phẩm phải phù hợp với Luật Vệ sinh môi trường và qua các bước kiểm dịch động thực vật trước khi vào được thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, dân số Nhật đang bị già hóa nên xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản đối với hàng nông sản, thực phẩm đặc biệt quan tâm đến yếu tố tác động tới sức khỏe, sau đó là giá thành và sự tiện lợi của sản phẩm… Doanh nghiệp cần ghi rõ trên bao bì của sản phẩm các thông tin về thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, bảo quản, hạn sử dụng, thành phần nào có thể gây dị ứng...

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục