Thứ bảy 23/11/2024 21:34

Tầm soát ung thư sớm là dành cơ hội sống cho chính mình

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong top 2 trên bản đồ ung thư thế giới với khoảng 150.000 ca mắc mới ung thư mỗi năm; 115.000 ca tử vong, tương đương 315 người/ngày và con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới.  
Ảnh minh họa

TS.BS Nguyễn Tiến Quang- Trưởng khoa Điều trị A, Bệnh viện K Trung ương cho biết bệnh ung thư do 80% do môi trường sống, còn lại là do đột biến gen. Khi bị chẩn đoán ung thư người bệnh cần tuân thủ điều trị, cần tầm soát sớm bệnh chứ đừng tham công tiệc việc khám muộn sẽ điều trị khó khăn.

Các yếu tố có liên quan đến môi trường sống bao gồm lối sống thiếu khoa học, các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Thêm vào đó là một số yếu tố do bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường, gọi chung là các nguyên nhân ngoại sinh (từ bên ngoài cơ thể) là những nguyên nhân khiến các ca mắc ung thư ở nước ta đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Mặc dù ung thư vẫn đang là nỗi lo của nhiều người, tuy nhiên ung thư hoàn toàn có thể phát hiện và điều trị thành công nếu được tiến hành khám và tầm soát ung thư sớm.

Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, tỷ lệ người dân có hiểu biết cơ bản đúng về bệnh ung thư còn rất thấp. Hơn 67% số người được hỏi cho rằng ung thư là bệnh nan y nên phát hiện sớm hay muộn cũng thế thôi. Gần 36% cho rằng bị ung thư nếu đụng dao kéo vào sẽ di căn sớm và chóng chết.

Tuy nhiên, PGS Thuấn khẳng định phần lớn ung thư đều có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Hiện tỷ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam 33%, nữ khoảng 40%, trong khi nhiều nước phát triển tỷ lệ này lên tới 70-80%.

Tại hai thành phố có mật độ dân số đông nhất là Hà Nội và Hồ Chí Minh, số bệnh nhân ung thư tăng nhanh nhất. Trong đó TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu, trung bình 100.000 nam giới thì có 172 người bị ung thư, tỷ lệ này ở nữ là 139/100.000. Trong đó, ung thư phổi với nam giới và ung thư vú ở nữ giới là loại ung thư phổ biến nhất, sau đó là ung thư dạ dày. Theo PGS Thuấn, việc chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư vú phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát hiện bệnh. Người bệnh càng được phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam được phát hiện muộn do người dân không có thói quen tự kiểm tra vú và đi khám sàng lọc ung thư vú định kỳ. Tầm soát ung thư sớm đem lại rất nhiều lợi ích đối với người ung thư trong giai đoạn đầu không chỉ đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh mà còn giảm bớt chi phí trong quá trình khám, chữa bệnh. Từ đó, người bệnh mắc ung thư có thêm hy vọng vào cuộc sống, kiên trì chữa bệnh.

Tầm soát ung thư định kì là phát hiện mầm mống ung thư ngay ở giai đoạn sớm, khi bệnh chưa có triệu chứng. Nam giới và nữ giới độ tuổi từ 40 trở lên nên tầm soát ung thư toàn diện mỗi năm để kịp thời phát hiện bệnh. Đặc biệt, với một số trường hợp như tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư; bản thân có một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư như có polyp đại tràng, viêm loét dạ dày, xơ gan, hút thuốc lá nhiều năm, sinh nhiều con hoặc có nhiều bạn tình…

GS Nguyễn Bá Đức - Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương khẳng định, không có vắc xin nào phòng được tất các bệnh ung thư. Vắc xin là đi theo cơ chế kháng nguyên kháng thể để sinh ra miễn dịch. Kháng nguyên này đi theo con đường khác nhau thì sinh ra kháng thể khác nhau thì không thể có vắc xin phòng được tất cả các bệnh ung thư. Việc phát hiện sớm điều trị đơn giản và tỷ lệ khỏi là rất lớn. Khi bị bệnh ung thư, người bệnh cần chia sẻ chứ không nên giấu bệnh và tập trung nguồn lực để được điều trị hiệu quả nhất (kinh tế, sức khỏe, dinh dưỡng, luyện tập).Mỗi người nên lắng nghe sự thay đổi của cơ thể để đến bệnh viện sớm nhất.

Với sự tiến bộ của nền khoa học y tế trong tầm soát và chẩn đoán bệnh, nhiều bệnh nhân ung thư có thể chữa khỏi, kiểm soát bệnh trong thời gian dài. Tầm soát ung thư có thể phát hiện bệnh khi ung thư chưa hình thành hay chưa có biểu hiện. Thay vì sống mà luôn sợ hãi ung thư, hãy chủ động khám để phát hiện bệnh sớm và dành cơ hội sống cho chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh