Tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam: Ngẫm lại và kỳ vọng

Hệ thống tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn trong nền kinh tế.
Tái cấu trúc hệ thống tài chính: Hài hòa từ chính sách Hệ thống tài chính Việt Nam: Nhận diện yếu kém

Sự phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính (HTTC) là một nhân tố thiết yếu gắn liền với đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Trong quá trình Đổi mới, thể chế, chính sách, định chế và các cấu thành thị trường tài chính (tiền tệ-tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu…) đã từng bước được hình thành, cải cách theo nguyên tắc thị trường, hội nhập.

Tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam: Ngẫm lại và kỳ vọng
TS. Võ Trí Thành

Sau khi gia nhập WTO, cho đến cả trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát cuối năm 2008-2009, do những bất cập trong quản trị kinh tế vĩ mô, kinh tế Việt Nam rơi vào bất ổn với nhiều rủi ro tài chính gia tăng, kể cả nguy cơ đổ vỡ hệ thống các tổ chức tín dụng. Thấm thoát đã hơn 10 năm, kể từ khi tập trung ổn định định kinh tế vĩ mô (theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tháng 2/2011), Việt Nam bước vào tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có chương trình tái cấu trúc hệ thống tài chính (Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chúc tín dụng giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020).

Trong hơn 10 năm qua, nhiều việc có ý nghĩa trong tái cấu trúc HTTC đã làm được, song cũng không ít vấn đề còn dang dở, kết quả chưa như kỳ vọng và mục tiêu đề ra.

Trước hết, HTTC, nhất là hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), đã tránh được đổ vỡ, nhất là trong những năm 2011-2013, với cách làm “đập chuột nhưng không vỡ bình” và trong điều kiện nguồn lực rất hạn chế, thậm chí về nguyên tắc, “không được dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu”. Song kết quả là Việt Nam không chỉ dần ổn định kinh tế vĩ mô (lạm phát và lãi suất giảm mạnh; mức độ “đô la hóa” và “vàng hóa” xuống thấp; tỷ giá danh nghĩa tương đối ổn định; dự trữ ngoại hối tăng khá mạnh…), mà hệ thống các TCTD cũng dần trở nên lành mạnh hơn và về cơ bản vẫn đảm bảo cung cấp tín dụng cho sản xuất kinh doanh. Ổn định kinh tế vĩ mô cũng là tiền đề quan trọng cho công cuộc tiếp tục chấn chỉnh và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), cả cổ phiếu và trái phiếu.

Tuy nhiên, với một nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập sâu rộng như Việt Nam, tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc khác nhau cũng như sự phát triển lành mạnh cùng bắt nhịp các xu hướng mới (như chuyển đổi số, tài chính xanh…) của cả HTTC vẫn là thách thức lớn. Bối cảnh kinh tế thế giới đang có những chuyển biến sâu sắc cùng tính bất định, bất trắc, bất thường gia tăng. Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc cả nền kinh tế và HTTC vẫn là một công cuộc phải tiếp tục không ngơi nghỉ.

Thứ hai, HTTC đã trở nên ít nhiều cân đối hơn. Sự phát triển thị trường vốn góp phần giảm thiểu bất đối xứng thông tin, đa dạng kênh đầu tư, giảm thiểu rủi ro “sai lệch kép” trong hệ thống ngân hàng. TTCK đã đóng góp có ý nghĩa trong huy động vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Vốn hóa thị trường cổ phiếu chỉ trên 18% GDP năm 2010 đã lên đến hơn 98% GDP năm 2021. Năm 2010, tổng giá trị thị trường trái phiếu (Chính phủ và doanh nghiệp) tương đương 18% GDP (16% và 2% GDP; không tính trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp phát hành quốc tế); con số đó năm 2021 là 35% GDP (17,5% và 17,5% GDP).

Song về tổng thể, vốn trong nền kinh tế vẫn dựa “lệch” vào các NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Tín dụng năm 2021 tương đương 120% GDP. Tỷ trọng trong tổng tài sản HTTC năm 2021 của các TCTD, trái phiếu, cổ phiếu và bảo hiểm lần lượt là 57,2%, 13,6%, 28,4% và 0,8%. Đó là chưa nói tới một “người chơi chính” trên thị trường trái phiếu và người cung vốn quan trọng cho thị trường chứng khoán là các ngân hàng thương mại. Quan trọng hơn con số là vấn đề chất lượng của hệ thống các TCTD và thị trường chứng khoán, cả trái phiếu và cổ phiếu.

Thứ ba, việc chấn chỉnh, sắp xếp lại TCTD yếu kém (thông qua hỗ trợ thanh khoản; sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu lại tài chính, quản trị,..) cùng xử lý nợ xấu (qua việc thành lập VAMC 2013, gạt nợ xấu “sang hè đường”) rất khó khăn nhưng đạt được kết quả khích lệ. Quan trọng là hệ thống đã tránh được đổ vỡ, ngăn chặn tác động tiêu cực lan ra cả hệ thống. Điểm nữa có thể thấy rõ là hệ thống ngân hàng đã có bước tiến trong đáp ứng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế thông qua các biện pháp tăng tính minh bạch, giảm rủi ro sở hữu chéo, tăng qui mô vốn cùng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với Basel II, thúc đẩy chuyển đổi số. Một số ngân hàng thương mại tiệm cận với Basel III. Mức độ tích tụ của các ngân hàng nhà nước giảm; tính cạnh tranh trên thị trường tăng. Nhìn chung, hệ thống TCTD hiện đã lành mạnh hơn nhiều so với trước đây.

Dù vậy, bước chuyển tích cực chưa lấp đi các điểm còn yếu của hệ thống TCTD. Nợ xấu, dù đựơc Nghị quyết số 42/QH năm 2017 của Quốc hội “yểm trợ”, vẫn còn là vấn đề nhức nhối, nhất là đang có nguy cơ gia tăng do khó khăn sản xuất kinh doanh, nhất là trong 2 năm đại dịch Covid-19 2020-2021 cùng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giãn, hoãn, khoanh nợ của Ngân hàng Nhà nước. Việc dứt điểm xử lý các ngân hàng yếu kém, nhất là các “ngân hàng 0 đồng”, vẫn còn ở phía trước. Mục tiêu các ngân hàng phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu Basel II (cả về vốn, chất lượng vốn và năng lực quản trị rủi ro) chưa đạt. Thể chế mới cho fintech, ngân hàng số chậm được hiện thực hóa. Hơn nữa, đến nay vẫn tồn tại thị trường tín dụng phi chính thức với qui mô khá lớn, tiềm ần không ít rủi ro và tác động xã hội tiêu cực.

Thứ tư, thị trường chứng khoán được nâng về chất, được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư. Thị trường phái sinh hình thành và đi vào hoạt động khá sôi động. Các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán đã và sẽ tiếp tục được cải tổ. Không chỉ qui mô, số nhà đầu tư có tổ chức và cá nhân tham gia, lượng giao dịch tăng rất đáng kể, mà khung khổ pháp lý (Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,..) được hoàn thiện và đi vào cuộc sống. Bước phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã giúp đây trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Những nỗ lực hoàn thiện và cải cách vẫn chưa giải quyết được các vấn đề đã tồn đọng trong nhiều năm: thông tin thiếu minh bạch; sự lũng đoạn thị trường; chất lượng quản trị chưa cao của các công ty niêm yết… Tính kỷ luật thị trường không cao trong khi năng lực giám sát của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa theo kịp cùng chế tài thực thi chưa đủ hiệu lực. Đặc biệt, mục tiêu đưa TTCK Việt Nam từ “thị trường cận biên” lên “thị trường mới nổi” còn vướng không ít rào cản: từ tính minh bạch và công bố thông tin (tiếng Anh), đến cơ chế thanh toán, giới hạn sở hữu nước ngoài… Việc nâng hạng thị trường không chỉ giúp gia tăng đáng kể vốn đầu tư hơn, mà còn là minh chứng quan trọng trong tạo dựng niềm tin thị trường, các nhà đầu tư vào tiến trình cải cách định hướng thị trường hiện đại, hội nhập của Việt Nam.

Thứ năm, thị trường trái phiếu đã có bước tiến nhiều ý nghĩa, nhất là trong những năm gần đây. Thị trường trái phiếu Chính phủ đa dạng hơn, cả về loại hình và thời hạn trái phiếu, khá sôi động trên thị trường thứ cấp và thiết lập được đường cong lãi suất chuẩn. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có sự bứt phá, với mức tăng trưởng trên 40% kể từ 2018, trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng (nhất là đối với các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản và năng lượng), có năm ngang ngửa với tín dụng trung dài hạn cấp mới của hệ thống ngân hàng.

Tuy vậy, tăng trưởng thị trường trái phiếu doanh nghiệp “nóng” trong khi khung khổ pháp lý lại đang trong quá trình hoàn thiện. Vấn đề được chỉ ra ở đây là: thông tin, nhất là thông tin tài chính, rất bất đối xứng; lãi suất một số trái phiếu quá cao, trong khi đòn bẩy doanh nghiệp phát hành lớn; kênh phân phối “lệch chuẩn”, rủi ro sở hữu chéo giữa ngân hàng, doanh nghiệp phát hành & giới kinh doanh trái phiếu cao; tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư, cả tổ chức và nhất là cá nhân, chưa đáp ứng yêu cầu.

Quan trọng và nhìn dài hơn, cần hoàn thiện những nền tảng cơ bản cho sự phát triển thị trường trái phiếu. Đó là: tiếp tục củng số thị trường trái phiếu Chính phủ (tạo dựng thị trường thứ cấp đủ mạnh); nâng cấp hạ tầng tài chính (bao gồm quyền và chế tài thu nợ; xử lý tranh chấp và hiệu lực tư pháp; chất lượng thông tin về hạch toán và chuẩn mực công bố; các tổ chức định mức tín nhiệm; cơ chế thanh toán); hoàn thiện và phát triển “người chơi” (tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư; các doanh nghiệp có uy tín; các định chế tiết kiệm hợp đồng quĩ hưu trí, công ty bảo hiểm,…).

Ngẫm lại, công cuộc cải cách, tái cấu trúc HTTC Việt Nam hơn 10 năm qua có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, phía trước, cả trước mắt và lâu dài, HTTC vẫn bề bộn vấn đề đòi hỏi phải xử lý.

Hiện nay, trước các rủi ro nội tại của nền kinh tế (áp lực lạm phát; nguy cơ nợ xấu, tác động của các “sự cố”, “lùm xùm” không tốt trên TTCK), ứng xử thích hợp là tạo dựng niềm tin, thiết lập kỷ luật thị trường cùng ổn định kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện cho HTTC vận hành bình thường, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Việt Nam hoàn toàn có thể “quản trị” được các rủi ro đó. Bởi dù không ít thách thức nhưng so với bối cảnh trước đây (như giai đoạn 2011-2013), sức chống chịu của hệ thống các tổ chức tài chính, ngân hàng Việt Nam đã tốt hơn nhiều. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô vững vàng hơn và hiện vẫn tương đối ổn định. Và một điểm nữa, đó là kinh nghiệm điều hành chính sách tốt hơn trước đáng kể. Ví dụ dễ thấy là sự phối hợp chính sách giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hay tính linh hoạt và kịp thời trong điều hành cung tiền, đảm bảo thanh khoản,… của Ngân hàng Nhà nước.

Song như vậy là chưa đủ cho sự phát triển an toàn, bền vững của HTTC. Công cuộc tái cấu trúc và cải cách HTTC cần được đẩy mạnh. Nhìn rộng hơn, nó không chỉ bao gồm giải quyết các vấn đề tồn đọng nội tại HTTC, mà còn gắn chặt hơn với việc nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập tài chính, cũng như bắt nhịp với các xu hướng phát triển mới. Bên cạnh đó, cần đổi mới mô hình và cách thức giám sát tài chính - một yếu tố mang tính sống còn đối với sự vận hành hiệu quả, phát triển thị trường bền vững.

Các chương trình cải cách tới 2025 và cả chiến lược phát triển đến 2030 HTTC Việt Nam đã được đề ra. Đó là một nền tảng quan trọng cho bước đi tiếp theo của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách. Vấn đề là tốc độ, sự quyết liệt và bài bản trong thực hiện các chương trình và chiến lược đó. Một HTTC “chuẩn chỉnh”, phát triển bền vững chính là một nhân tố đảm bảo thực hiện khát vọng Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

vietnamfinance.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và nhiệm kỳ 2024 – 2029 của VietinBank, diễn ra ngày 27/4, đã thông qua các chỉ tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng.
Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

"Một dấu chấm, dấu phẩy tôi cũng không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan hay Vạn Thịnh Phát. Nếu có tôi đã chẳng còn ngồi đây", Chủ tịch Sacombank nói với cổ đông.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đã chỉ ra những tồn tại và kiến nghị xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Lãi suất bình quân tiền gửi giảm, lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao cùng với việc tiết giảm chi phí là những yếu tố giúp lãi suất cho vay giảm.
Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Không chỉ là thực hiện chủ trương của ngành mà bản thân các ngân hàng cho biết, sẽ có biện pháp quyết liệt hơn trong tái cấu, xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới.
Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Danh sách Top 30 thương hiệu ngân hàng (ngoài quốc doanh) được yêu thích nhất Việt Nam năm 2023 tiếp tục xuất hiện những gương mặt quen thuộc.
Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực.
Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Với tính năng tự động trả góp giao dịch thẻ tín dụng, khách hàng của VPBank có thêm sự lựa chọn thanh toán, gia tăng tính linh hoạt, mua sắm thông minh.
Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của các ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các chỉ tiêu, đặc biệt là thu nhập, tổng tài sản, lợi nhuận.
Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Việc ông Nguyễn Hồ Nam gia nhập HĐQT Eximbank là động thái cho thấy Bamboo Capital đang tiếp tục củng cố sức ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát với ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024, lãi suất tiết kiệm 26/4, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất huy động, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng.
Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành từ ngày 2/5.
Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng sốđạt 127.382 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 125.108.
Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Ngày 25/4, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán Nhà nước với một số tỉnh, thành tại Tây Nam Bộ.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024. Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 8/5 tới, tại Hà Nội.
Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khiến thị trường giao dịch giằng co. Kết phiên, VN-Index giảm 0,64 điểm, tương đương 0,05%, xuống mức 1.204,97 điểm
SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.
Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Mã cổ phiếu BCE của Công ty CP Xây dựng và Giao thông Bình Dương vẫn đang trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hơn 40 tỷ đồng.
Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định cho VPBank.
Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ hai nhà điều hành hủy đấu thầu vàng.
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

Chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” BIDV và các diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 25/4: HDB, VRE và GVR

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 25/4: HDB, VRE và GVR

MBS ước tính tăng trưởng tín dụng của HDB tiếp tục duy trì mức trung bình 22%/năm trong giai đoạn 2024-2025, trong đó mảng khách hàng SME phát triển tích cực.
WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa làm việc với WB và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động