Chủ nhật 22/12/2024 20:58

Sữa trái cây bị chụp mũ, Hiệp hội Sữa kiến nghị công an vào cuộc

Cho rằng có truyền thông không lành mạnh về một số nhãn sữa trái cây, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã có văn bản kiến nghị an ninh kinh tế vào cuộc.

Hiệp hội Sữa Việt Nam vừa có Văn bản số 10/CV-HHS, gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an, phản ánh việc một số phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội có các bài viết về sữa có thông tin chưa chính xác.

Đây là lần thứ 2 Hiệp hội Sữa Việt Nam có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vấn đề này. Văn bản trước đó được Hiệp hội Sữa Việt Nam gửi tới các cơ quan chức năng vào cuối tháng 10/2023.

Hiểu đúng bản chất tên gọi "sữa trái cây"

Trong văn bản vừa được gửi tới các cơ quan chức năng, Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, vài ngày nay, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục có các bài viết liên quan đến sản phẩm sữa trái cây với các cụm từ “lừa dối người tiêu dùng”, “vi phạm nhãn hàng hóa” hoặc “hàm lượng sữa thấp hơn quy chuẩn của sản phẩm sữa”,…

“Các phương tiện truyền thông tham gia tuyên truyền về vai trò dinh dưỡng của sữa, cách lựa chọn, sử dụng sữa và sản phẩm của sữa phù hợp, công nghệ chế biến sữa cũng như các điển hình của ngành sữa, hay những cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật… là việc làm rất quan trọng cần thiết đối với ngành sữa cũng như xã hội”, Hiệp hội Sữa Việt Nam bày tỏ.

Một người dùng Tiktok từng liên tục có những video chê sữa trái cây và khuyên dùng các sản phẩm sữa khác

Tuy nhiên, Hiệp hội Sữa Việt Nam cho rằng, một số bài viết có nội dung chưa chính xác, chưa được các cơ quan quản lý có thẩm quyền xác minh đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp và ngành sữa Việt Nam.

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp chế biến sữa Việt Nam cũng như quốc tế đã và đang sản xuất theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm có chứa sữa để phù hợp thị hiếu và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Sản phẩm thức uống/nước uống dinh dưỡng có sử dụng sữa tươi/sữa bột hoàn nguyên và nước ép từ trái cây, đồng thời bổ sung các vi chất dinh dưỡng khác tùy theo từng thương hiệu, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

“Ngành hàng thức uống/nước uống sữa trái cây đã có mặt trên thị trường Việt Nam hàng chục năm nay với rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu khác nhau do doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh một cách hoàn toàn hợp pháp”, Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết.

Hiệp hội Sữa Việt Nam dẫn ví dụ như thức uống sữa trái cây TH True Juice Milk, sữa trái cây Bibabibo của Tập đoàn hương Sen, thức uống sữa trái cây nhiệt đới Lavina của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, thức uống dinh dưỡng sữa trái cây Oggi của Vitadairy, thức uống dinh dưỡng sữa trái cây IZZI của Hanoimilk,…

“Những sản phẩm nêu trên là các thức uống có chứa sữa, nước trái cây/hương trái cây và các vi chất dinh dưỡng, đều được đặt tên gồm các thành tố “sữa” và “trái cây” bảo đảm đúng quy định của pháp luật về đặt tên sản phẩm”, Hiệp hội Sữa Việt Nam khẳng định.

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, những sản phẩm nói trên doanh nghiệp đã tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và thường có tên gọi là thức uống/nước uống dinh dưỡng sữa trái cây, đúng theo quy định của pháp luật về đặt tên sản phẩm được quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, quy định về nhãn hàng hóa.

“Do vậy, nếu cho rằng việc đặt tên như vậy tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng là chủ quan, quy chụp cho cả một ngành hợp pháp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín các thương hiệu, có nguy cơ gây mất an ninh kinh tế, thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng”, Hiệp hội Sữa Việt Nam lo lắng.

Chỉ 1-2 nhãn sữa trái cây bị lấy làm minh họa

Trong văn bản gửi đi, Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng chỉ ra những thông tin chưa đúng, cố tình đánh tráo khái niệm, hiểu sai về quy định QCVN 5-1:2010/BYT của Bộ Y tế. “Một số phương tiện phản ánh sữa trái cây đang lưu hành trên thị trường có hàm lượng đạm (protein) thấp hơn quy định QCVN 5-1:2010/BYT”, Hiệp hội Sữa Việt Nam dẫn chứng và cho biết, QCVN 5-1:2010/BYT chỉ áp dụng cho các sản phẩm sữa dạng lỏng như sữa tươi (nguyên chất) thanh trùng, sữa tươi (nguyên chất) tiệt trùng, sữa tiệt trùng, sữa cô đặc (sữa đặc), sữa cô đặc (sữa đặc) có bổ sung chất béo thực vật.

“Sản phẩm sữa trái cây trên thị trường Việt Nam là sản phẩm có tên gọi thực phẩm bổ sung hay thức uống dinh dưỡng/nước uống dinh dưỡng có bổ sung thành phần sữa, dịch chiết/nước ép trái cây, ca cao,… Các chỉ tiêu chất lượng của loại sản phẩm này không áp dụng theo QCVN 5-1:2010/BYT. Do đó việc đăng tải nội dung sữa trái cây không bảo đảm hàm lượng sữa theo QCVN 5-1:2010/BYT là chưa chính xác với tên gọi quy định tại QCVN 5-1:2010/BYT”, Hiệp hội Sữa Việt Nam khẳng định.

Đúng chú ý, Hiệp hội Sữa Việt Nam còn chỉ ra rằng, một số phương tiện truyền thông chỉ tập trung vào 1-2 nhãn hàng để lấy ví dụ kèm ảnh minh họa, trong khi thực tế thị trường có rất nhiều nhãn sữa trái cây có thành phần và cách ghi nhãn mác tương tự.

Hiệp hội Sữa Việt Nam đặt dấu hỏi liệu có hay không sự thiếu công tâm và thiếu khách quan hay đó là một chiến dịch truyền thông phục vụ cho cạnh tranh không lành mạnh trong ngành sữa?

Từ đó, Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng chỉ đạo các cơ quan báo chí thận trọng trong việc truyền thông để người dân hiểu đúng về vai trò công dụng của các sản phẩm sữa, sản phẩm thức uống/nước uống dinh dưỡng sữa trái cây một cách khoa học, đúng quy định để không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và thiệt hại cho các doanh nghiệp ngành sữa.

Đại Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: Công ty Công Ích quận 7 thu lợi gần 6 tỷ đồng không đúng quy định

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm vụ tưới xăng đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế Công ty CP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam

Hà Nội: Nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người tử vong có 2 tiền án

Đắk Lắk: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Công khai thông tin 7 doanh nghiệp, hợp tác xã nợ thuế trên địa bàn huyện Bắc Hà

Quảng Bình: Khởi tố 7 bị can hành vi lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh sát giao thông Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 70 kg pháo hoa nổ lậu

Thanh Hóa: Bắt 5 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

Thanh Hóa: Kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thành

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 3 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Nghệ An: Phá đường dây mua bán trái phép hơn 500 tài khoản ngân hàng để lừa đảo và rửa tiền

Vĩnh Long: Công ty Cổ phần cảng Bình Minh nợ thuế hơn 36 tỷ đồng

Đồng Tháp: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty TNHH Nguyễn Vang do nợ thuế hơn 9,6 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng khai thác đất trái phép tại Hoà Bình

Thanh Hóa: Cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hoa

Hà Tĩnh: Ngừng sử dụng hoá đơn 3 doanh nghiệp nợ thuế tiền tỷ

Bạc Liêu: Tập đoàn Hoàng Phát bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn