Thứ ba 05/11/2024 20:30

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Nỗi ''sợ hãi'' của các nước nhóm G7

Trong một dự thảo được trình trước cuộc họp vào cuối tuần này, nhóm G7 tuyên bố sẽ ứng phó với các hoạt động được cho là "có hại" cho nền kinh tế thế giới.

Tờ Bloomberg nhận định: Vai trò to lớn của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu dường như đang khiến các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu lo ngại và sẵn sàng thúc đẩy các quốc gia của họ để thách thức nền kinh tế Trung Quốc.

Được biết, trong cuộc họp sắp tới của G7 tại Stresa (Ý), nhóm này đã đưa ra dự thảo mà trong đó đã sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ hơn nhiều so với những dự thảo trước đó tại Niigata (Nhật Bản) vào năm ngoái và tại Washington vào tháng trước.

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước G7 trong cuộc họp tại Stresa tại Ý vào ngày 24/5. Nguồn ảnh: Gabriel Bouys, AFP.

Theo dự thảo được chia sẻ với Bloomberg, nhóm G7 đã viết: “Chúng tôi sẽ thúc đẩy hợp tác để tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và an ninh kinh tế toàn cầu, đồng thời bảo vệ nền kinh tế của chúng tôi khỏi những cú sốc và lỗ hổng tiềm năng. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ nỗ lực làm cho chuỗi cung ứng của mình trở nên linh hoạt hơn, đáng tin cậy, đa dạng và bền vững hơn, đồng thời ứng phó với các hoạt động có hại, bảo vệ các ngành công nghệ quan trọng và mới nổi.”

Theo Bloomberg, tuyên bố này mang sắc thái tiêu cực hơn hẳn so với các tuyên bố trước đó. Thực tế, trước đây các dự thảo của G7 thường chỉ đề cập đến việc giữ gìn hệ thống kinh tế đa phương tự do, công bằng và dựa trên quy tắc.

Dự thảo của G7 cũng đề cập đến tình trạng của nền kinh tế thế giới, với các quan chức cho rằng nền kinh tế đã có khả năng phục hồi tốt hơn mong đợi trước nhiều cú sốc. Tuy vậy, các Bộ trưởng Tài chính đã thừa nhận rằng cú sốc giá tiêu dùng đã xảy ra tại các nước G7 trong vài năm qua có thể chưa hoàn toàn kết thúc. Trong dự thảo, khối G7 đã tuyên bố: “Thị trường lao động vẫn tương đối mạnh mẽ và lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải, mặc dù lạm phát cơ bản đang tồn tại dai dẳng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ”.

Các Bộ trưởng Tài chính trong G7 cũng đã đề cập đến sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước, với Mỹ đang chiếm ưu thế rõ ràng, trong khi các thành viên khác đang có động lực tăng trưởng kém hơn nhiều. Dự thảo cho biết: “Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể vẫn ở dưới mức trung bình lịch sử và không đồng nhất giữa các quốc gia và khu vực. Triển vọng kinh tế vẫn gặp rủi ro trong bối cảnh có nguy cơ căng thẳng địa chính trị leo thang và giá năng lượng biến động.”

Các Bộ trưởng Tài chính trong khối G7 cũng thống nhất về nhu cầu cải thiện tài chính công, trong bối cảnh hầu hết các nước thành viên phải đối mặt với gánh nặng nợ công vượt quá giới hạn. Được biết, khối này đặt việc dần xây dựng lại vùng đệm tài chính là ưu tiên hàng đầu, mà theo họ, sẽ tăng cường tính bền vững và tạo thêm không gian để ứng phó với những cú sốc mới. Trong thông cáo, khối G7 cũng cam kết tiếp tục bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và thực hiện đầu tư cần thiết để thúc đẩy tính bền vững và khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Về các chính sách tiền tệ, các Bộ trưởng G7 cũng quyết tâm tái khẳng định quan điểm trước đây của họ về tiền tệ. Khối này cũng đảm bảo sẽ có “các chính sách cơ cấu và kinh tế vĩ mô được truyền đạt rõ ràng và hợp lý, đồng thời nỗ lực hạn chế những tác động tiêu cực thông qua việc truyền thông chính sách rõ ràng”.

Mặc dù trong dự thảo không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc, nhiều quan chức G7 đã bày tỏ mối lo ngại rằng ngành công nghiệp Trung Quốc có thể làm suy yếu nền kinh tế của chính họ bên lề cuộc họp. Chia sẻ với Bloomberg vào thứ 6 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết: “Một trong những cuộc thảo luận mà chúng tôi có là về các quy tắc thương mại với Trung Quốc và sự cần thiết phải giải quyết vấn đề dư thừa năng lực công nghiệp. Chúng ta cần có câu trả lời chung và mạnh mẽ cho câu hỏi đó.”

Được biết, các Bộ trưởng nhóm G7 sẽ tiếp tục cuộc họp vào cuối tuần (theo giờ địa phương) này trước khi thông qua một tuyên bố chung. Thực tế, nhóm này cũng có thể thay đổi thông điệp trước khi tuyên bố được chính thức thông qua.

Dự thảo này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và cả Trung Quốc gần đây đã đưa ra các chính sách thương mại ngày càng “cứng rắn” hơn với đối thủ của mình. Và căng thẳng có thể sẽ leo thang nếu ông /chu-de/donald-trump.topic quay trở lại Nhà Trắng vào nhiệm kỳ tới với ý định tăng cường mức thuế quan với cả Trung Quốc lẫn EU.

Phú Quý (theo Bloomberg)

Tin cùng chuyên mục

Trực tiếp bầu cử Mỹ 2024: Bang đầu tiên công bố kết quả bầu cử Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Trí tuệ nhân tạo dự đoán chiến thắng cho bà Harris

Nga 'vung lưới sắt' bắt gọn 42 UAV và 4 tên lửa HIMARS chỉ trong một ngày

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Senegal

Ông Donald Trump tuyên bố khả năng thắng cuộc bầu cử Mỹ là 96,2%

Điểm tin nóng thế giới ngày 5/11: Nga càn quét Zaporizhzhia; ngôi làng Ấn Độ cầu nguyện cho bà Harris

Trực tiếp bầu cử Mỹ 2024: Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bất ngờ ám chỉ khả năng thua cuộc

Trực tiếp Bầu cử Mỹ 2024: Đồng minh của bà Kamala Harris 'choáng váng' trước số liệu cử tri đi bầu sớm

Iran có thể tấn công Israel vào đêm bầu cử Mỹ

Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Trực tiếp bầu cử Mỹ 2024: Tòa án ra phán quyết có lợi cho ông Donald Trump

OPEC+ thắt chặt nguồn cung: Thị trường dầu mỏ đứng trước nguy cơ biến động mạnh

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/11/2024: NATO mất đi sự thống nhất; ông Zelensky chọc giận Ba Lan

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump 'so găng' quyết liệt trong 48 giờ tranh cử cuối cùng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/11: Nga nã hoả lực 'thiêu cháy' vùng Kharkiv; Ukraine chặn bước tiến toàn diện của Nga

Ukraine đối mặt với ‘thị trấn ma’ vào mùa đông