Thứ tư 06/11/2024 06:29

Startup giao hàng Loship tham vọng niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ

Với sự phát triển của mạng xã hội và các doanh nghiệp vận chuyển, một số trang chuyên giao nhận thức ăn đã hình thành và phát triển khá tốt. Loship ra đời năm 2017 với tư cách là một bộ phận dịch vụ giao hàng của startup thương mại điện tử Lozi. Đến nay, Loship có hơn 50.000 tài xế và khoảng 200.000 đối tác là nhà hàng. Nền tảng này đang phục vụ hơn 1,5 triệu khách hàng trên cả nước và có khoảng 70.000 giao dịch mỗi ngày.

Phát triển phù hợp nhu cầu thị trường

Xuất phát từ một ứng dụng tìm kiếm đồ ăn, Nguyễn Hoàng Trung và đội ngũ đã phát triển start-up Lozi thành trang thương mại điện tử, đồng thời cho ra mắt nền tảng Loship - giao đồ ăn, thức uống đến người dùng. Với tiêu chí giao hàng nội thành trong 1 giờ, Loship phục vụ mọi nhu cầu vận chuyển từ di chuyển đến giao nhận thức ăn, thực phẩm, nhu yếu phẩm, và vận chuyển hàng hóa...

Nguyễn Hoàng Trung - co-founder và CEO Loship

Chia sẻ ý tưởng Loship, Nguyễn Hoàng Trung cho biết, khi vận hành Lozi, anh nhận thấy sự ra đời của Loship là điều tất yếu, bởi Lozi là một nền tảng đánh giá nhà hàng, quán ăn và thực phẩm, người dùng tìm tới Lozi để đặt một nhà hàng, hoặc món ăn. Nhưng quá trình này dường như thiếu một phần và anh thấy cần Loship để điền vào chỗ trống. Trong khi đó, trên thị trường thời điểm đó không có nhiều dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ giao hàng trong một giờ như Loship. Vì thế, đây vừa là lợi thế cạnh tranh, vừa là động lực tăng trưởng cho start-up. Tốc độ giao hàng của start-up càng nhanh, thì cơ hội chiếm thị phần lớn càng cao.

Ngoài việc phục vụ tốt cho khách hàng, Loship còn có lợi thế am hiểu địa phương và đặc biệt có lợi thế trong việc chăm sóc đội ngũ tài xế - những chiến binh của Loship, như áp dụng công nghệ số giúp tăng lượng đơn hàng giao được trên cùng một cung đường, qua đó tăng thu nhập cho tài xế; miễn phí rửa xe, sạc điện thoại, trà đá cho tài xế; hỗ trợ tài xế tiếp cận vay vốn và vay tiêu dùng cá nhân.

Đến nay, Loship có hơn 50.000 tài xế và khoảng 200.000 đối tác là nhà hàng. Nền tảng này đang phục vụ hơn 1,5 triệu khách hàng trên cả nước và có khoảng 70.000 giao dịch mỗi ngày. Ngoài giao thực phẩm và hàng hóa, Loship đang tìm cách có chỗ đứng trong các chuỗi cung ứng bán lẻ. Bên cạnh đó, start-up này còn muốn điều chỉnh các dịch vụ đối với các mặt hàng không thể giao dưới một giờ, như các sản phẩm gia dụng và thiết bị trong gia đình.

Liên tục được rót vốn đầu tư

Ngay từ khi ra mắt, Loship đã sớm thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế, đồng thời hứa hẹn trở thành một “kỳ lân” trong tương lai. Năm 2017, Loship đã nhận vốn từ một số nhà đầu tư như Quỹ Vietnam Silicon Valley, Golden Gate và DT & Investment. Năm 2019, Loship đã nhận hàng chục triệu USD từ Quỹ Smilegate. Cũng trong giai đoạn này, Loship được bảo đảm đầu tư từ Tập đoàn Hana, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất châu Á. Tháng 11/2020, Loship cũng đã chốt được một khoản đầu tư khác từ Vulpes Investment Management. Tháng 2/2021, Loship công bố khoản đầu tư từ nhà đồng sáng lập Skype Jaan Tallinn, thông qua Quỹ đầu tư MetaPlanet Holdings.

Startup Loship trở thành một trong số ít các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam và Đông Nam Á liên tiếp huy động vốn thành công trong giai đoạn đầy thách thức của đại dịch Covid-19.

Nhận được các khoản đầu tư triệu đô, CEO của Loship mong muốn tạo ra một hệ sinh thái phục vụ bất kỳ thứ gì khách hàng cần. Đích đến của Loship là trở thành công ty thương mại điện tử giao hàng trong 1 giờ hàng đầu tại Việt Nam - dùng công nghệ Việt phục vụ cuộc sống của người Việt.

Nguồn vốn mới sẽ được sử dụng để tăng cường sự hiện diện và hoạt động của Loship tại 5 thị trường chính ở Việt Nam bao gồm TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và Biên Hòa. Đồng thời, Loship có kế hoạch mở rộng đến nhiều tỉnh thành khác, đầu tư nâng cấp công nghệ, mở rộng hệ thống đối tác và thúc đẩy tăng trưởng mảng dịch vụ B2B. Với chuyên môn, sự đồng hành của các nhà đầu tư quốc tế cùng sự am tường thị trường bản địa, Loship sẽ tiếp tục triển khai những sáng kiến nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng, phục vụ nhu cầu giao vận hàng ngày của người dân Việt Nam.

Tại Việt Nam, khái niệm khách mua hàng trực tiếp trên ứng dụng và được giao trong một giờ còn chưa được biết đến rộng rãi, tuy nhiên mô hình này đã rất phổ biến trên thế giới. Có nhiều công ty cùng lĩnh vực tại Mỹ như DoorDash, Gopuff hoặc tại châu Âu là Getir và Trung Quốc đại lục có Meituan Dianping, DingDong. Mục tiêu của Loship là khách hàng không chỉ ngồi tại nhà mua đồ ăn được giao liền, mà còn cả bó rau, con cá, mỹ phẩm hay sạc pin điện thoại. Loship mong muốn mở rộng dịch vụ theo chiều ngang, không chỉ cung cấp 10 dịch vụ như hiện tại mà có thể lên đến 15-20 dịch vụ, phục vụ các nhu cầu giao vận đa dạng của khách hàng.

Không những thế, CEO Loship Nguyễn Hoàng Trung cũng tham vọng sẽ đạt lợi nhuận trong vòng 18-24 tháng trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán New York vào năm 2024.

Bài viết cùng chủ đề: thị trường chứng khoán mỹ

Tin cùng chuyên mục

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn

Startup Việt - Breezing.in tạo dấu ấn tại SaiGon Summit 2024

Điểm danh 3 Startup Việt Nam toả sáng tại sân chơi công nghệ InnovFest

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10

Thừa Thiên Huế: 5 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nào được ưu tiên đầu tư?

Quỹ đầu tư công nghệ VinaCapital Ventures “rót vốn” vào Quickom

Khởi nghiệp cùng Kawai 2024: Cơ hội gọi vốn đầu tư khủng cho các startup trẻ