Thứ ba 05/11/2024 05:36

Sóc Trăng: Phấn đấu sớm "về đích" tiêu chí điện và chợ nông thôn mới

Qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tới nay tỉnh Sóc Trăng đã có 42/80 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Các xã còn lại đạt từ 12 đến 17 tiêu chí và hầu hết các xã đều phủ kín lưới điện cũng như cơ sở hạ tầng chợ nông thôn.

Nông thôn mới góp phần cải thiện đời sống cho người dân

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo thực hiện nông thôn mới (NTM) tỉnh Sóc Trăng, phong trào chung tay xây dựng NTM ở địa phương hiệu quả. Qua 10 năm thực hiện, Sóc Trăng đã huy động hơn 16.625 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, người dân đóng góp hơn 1.387 tỷ đồng.

Hạ tầng nông thôn mới Sóc Trăng cải thiện rõ rệt. Ảnh minh họa

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 42 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 23 xã so với lúc kết thúc giai đoạn 1 (năm 2015), các xã còn lại đạt từ 12 đến 17 tiêu chí; bình quân số tiêu chí đạt 16,85% tiêu chí/xã. Đáng chú ý, với sự chung sức của ngành Công Thương tỉnh, tới nay có 74/80 xã đạt tiêu chí 4 về điện và 63/80 xã được công nhận đạt tiêu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

Đặc biệt, việc cấp điện và nâng cấp hạ tầng nông thôn cho các xã có đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh chú trọng. Điển hình là thị xã Vĩnh Châu - nơi có hơn 70% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Khmer chiếm đến 53%. Theo thống kê, đến nay, các xã, phường có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở Vĩnh Châu đều có trường trung học cơ sở và tỷ lệ có điện sử dụng đạt hơn 99%.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Sóc Trăng, việc xây dựng NTM đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông được nối dài tới các xóm, ấp, cuộc sống người dân ngày một ấm no.

Phấn đấu phủ kín lưới điện và chợ tới các vùng lõm

Nhằm góp phần cùng tỉnh Sóc Trăng sớm về đích Chương trình xây dựng NTM, Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng - cho biết: Để triển khai thực hiện đạt tiêu chí NTM theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 26/2/2020 của UBND tỉnh Sóc Trăng, Sở đã phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển điện theo quy hoạch được duyệt. Cụ thể chỉ đạo ngành điện Sóc Trăng rà soát, lập kế hoạch đầu tư phát triển điện trong năm 2020 và thực hiện tốt công tác đầu tư phát triển, cải tạo lưới điện theo quy hoạch được duyệt; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện xóa hộ câu đuôi và hộ chưa có điện trên địa bàn tỉnh năm 2020. Ngoài ra, Sở đang tiếp tục kiến nghị bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện đề án cung cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh đã được Bộ Công Thương phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Về kinh phí đầu tư lưới điện NTM, trong 6 tháng đầu năm nay việc bố trí kinh phí đầu tư điện cho NTM chủ yếu lồng ghép vào các chương trình, dự án như: Nâng cấp, cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố với tổng vốn đầu tư 53 tỷ đồng. Cấp điện 3 pha cho các trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư 14,75 tỷ đồng. Cấp điện các dự án kêu gọi đầu tư huyện Châu Thành và huyện Thạnh Trị với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng. Cấp điện cho các hộ câu phụ có suất đầu tư dưới 6 triệu đồng/hộ với tổng mức đầu tư 8 tỷ đồng…

Theo ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng, hiện tại, trên địa bàn tỉnh toàn bộ hệ thống lưới điện nông thôn đã bàn giao cho ngành điện quản lý để đầu tư phát triển và bán điện đến từng hộ dân. Do đó rất thuận lợi trong công tác đầu tư phát triển, cải tạo và nâng cấp hệ thống điện. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 100% khóm, ấp có lưới điện quốc gia về tới trung tâm.

Riêng về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Sở Công Thương đánh giá, đến nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 92 chợ nông thôn, trong đó có 01 chợ hạng 2; 52 chợ hạng III và 39 chợ tạm. Việc đẩy nhanh tiến độ hạ tầng thương mại nông thôn đã được Sở thúc đẩy các đơn vị, địa phương cùng tham gia. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2020, Sở Công Thương đã thẩm định tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn cho 9 xã thuộc Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, trong đó: công nhận 6 xã có chợ đạt tiêu chí, không xem xét tiêu chí hạ tầng thương mại nông thôn đối với 1 xã do địa phương xét thấy chưa cần thiết xây dựng, không công nhận đối với 2 xã (có chợ chưa đạt chuẩn). Lũy kế đến nay có 63/80 xã được công nhận đạt tiêu chí 7 (chiếm 78,75% số xã toàn tỉnh, trong đó có 34 xã có chợ).

Nhìn chung, công tác phát triển và quản lý chợ trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, cơ sở hạ tầng chợ đã được đầu tư xây dựng nâng cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán hàng hóa phục vụ đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng nông thôn. Hoạt động mua bán tại chợ trên địa bàn ngày càng phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng. Số lượng cơ sở cá thể kinh doanh thương mại và các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển cả về số lượng và phạm vi hoạt động tại các chợ nông thôn.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2020, Sở sẽ xem xét thẩm định công nhận về tiêu chí 4 cho thêm 6 xã và tiêu chí 7 cho 2 xã. Nâng tổng số xã đạt tiêu chí 4 trên toàn tỉnh lên 80/80 xã (đạt 100%) và tiêu chí 7 lên 65/80 xã. Để thực hiện, Sở Công Thương sẽ phối hợp với ngành điện và địa phương tranh thủ nhiều nguồn vốn từ các chương trình, mục tiêu để đầu tư phát triển điện cho các khu vực vùng lõm, các cụm dân cư bức xúc về điện và các xã nông thôn mới; đầu tư phát triển điện theo kế hoạch hàng năm của ngành điện và triển khai lắp điện kế theo Luật Điện lực. Đồng thời phối hợp với các Sở ngành, địa phương lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án đầu tư chợ cho các xã nông thôn; tăng cường công tác kêu gọi đầu tư chợ theo hướng xã hội hóa.

Ông Ngô Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng:

Phong trào xây dựng NTM ở tỉnh Sóc Trăng thời gian qua đã có sức lan tỏa rộng khắp đến các thành phần xã hội và địa phương, được đông đảo các tổ chức và nhân dân, nhất là đồng bào DTTS hưởng ứng tham gia, góp phần xây dựng nông thôn trù phú, cuộc sống ấm no, giữ vững bản sắc dân tộc và an ninh trật tự được ổn định.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn