Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Sóc Trăng: Tìm thị trường riêng cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc Châu Thành – Sóc Trăng: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với tiêu thụ sản phẩm Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Năm nay, Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào kéo dài 4 ngày từ 13 - 16/4/2024 dương lịch (nhằm ngày mùng 5 - 8/3 âm lịch) với các nghi thức tương tự như các năm trước.

Hàng năm, cộng đồng người Khmer sống tại Việt Nam đón hai cái Tết lớn: Tết Nguyên đán và Tết Chôl Chnăm Thmây. Nếu Tết Nguyên đán là sự hòa mình vào niềm vui chung đón năm mới của người dân cả nước thì Tết Chôl Chnăm Thmây cũng là tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến theo quan niệm của người Khmer.

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024
Sóc Trăng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây an toàn, vui tươi, tiết kiệm.

Điểm khác biệt của Tết Chôl Chnăm Thmây là các hoạt động chủ yếu diễn ra tại các ngôi chùa. Đối với đồng bào Khmer, chùa được xem là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng. Các hoạt động diễn ra tại chùa gồm đắp núi cát, tắm Phật và cầu siêu… cho ông bà, tổ tiên, song song đó sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, giải trí, gắn kết cộng đồng.

Về phần người dân, ngoài việc chăm sóc nhà cửa, còn có mua sắm lễ vật chuẩn bị đem lên chùa, lễ vật sẽ bao gồm nhang đèn, hoa quả tươi ngon. Các nghệ nhân tập trung chỉnh sửa dàn nhạc ngũ âm, đội múa rộn ràng luyện tập các bài múa cổ truyền chờ đến dịp lễ sẽ biểu diễn tại chùa.

Ngôi chùa nổi tiếng trong cộng đồng người Khmer - chùa Buôl Pres Phek (chùa Bốn Mặt) tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được trang hoàng thật lộng lẫy với cờ xí, cảnh quan nhằm thu hút bà con đến thăm quan.

Ngoài các hoạt động nghi lễ truyền thống, năm nay, Ban trị sự chùa phối hợp với xã tổ chức một số môn thể thao như bóng chuyền, kéo co, nhảy bao, đập bóng nước với sự tham gia của đông đảo người dân. Tương tự, nhiều ngôi chùa Khmer khác cũng có những chương trình riêng rất đặc sắc. Dịp này, hầu hết các chùa cũng tổ chức tặng quà cho người dân Khmer có hoàn cảnh khó khăn.

Đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng tại chùa Khleang.
Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chúc Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng tại chùa Khleang.

Nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, chính quyền và các sở, ban, ngành tại Sóc Trăng tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà các điểm chùa, salatel (nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng), ban quản trị, ban hoằng pháp, các vị sư, sãi, achar (người có uy tín, người quan trọng), hộ nghèo, hộ cận nghèo, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, người có công, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang là người dân tộc Khmer; các điểm có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống…

Từ ngày 11/4 đến ngày 14/4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức các hoạt động Tết Quân - Dân với các chuỗi sự kiện như: Tổ chức triển lãm trưng bày thành tựu nông thôn mới, những đặc sản của địa phương, hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn, tổ chức tặng 20 căn nhà “đại đoàn kết”, 250 phần quà cho các gia đình khó khăn, 400 suất khám chữa bệnh cho người dân nghèo, gia đình chính sách, trao tặng thêm nhiều phần quà và học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Trước đó ngày 8/4, Đoàn chúc Tết của Tỉnh ủy do ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các chùa trên địa bàn TP. Sóc Trăng, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2024 của đồng bào dân tộc Khmer.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng mong muốn các vị Hòa thượng, Thượng tọa tiếp tục tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho bà con phật tử, nhất là tuyên truyền về các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch nhằm chia rẻ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng với đó, động viên bà con phấn đấu lao động sản xuất để nhà nhà đều có cơm no, áo ấm, cuộc sống hạnh phúc

Theo số liệu của Uỷ ban Dân tộc, đồng bào Khmer có trên 1,3 triệu người, chiếm 4,45% tổng dân số khu vực Nam Bộ. Đồng bào Khmer sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ.

Riêng tỉnh Sóc Trăng có khoảng 362.000 người Khmer, chiếm 30,7% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Khmer tại Việt Nam.

Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sóc Trăng

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Xem thêm