Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội nói gì về Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống?

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống vừa được UBND thành phố Hà Nội công bố ngày 5/4 đã đáp ứng mong mỏi của hơn 300.000 người dân và các tổ chức đang nằm trong khu vực có liên quan, đặc biệt là sự mong chờ của hàng vạn hộ dân ngoài đê.

Bên lề Hội nghị công bố Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống (sau đây gọi tắt là Đồ án), ông Phạm Quốc Tuyến - Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống được UBND thành phố Hà Nội công bố ngày 5/4 vừa qua, ông có thể thông tin cụ thể hơn về việc này?

Sông Hồng, sông Đuống là khu vực cảnh quan đã được quy định tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, sông Hồng, sông Đuống có đặc thù do phần không gian thoát lũ được giới hạn bởi đê của 2 sông và được thực hiện theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Trong quy hoạch phân khu đô thị lần này, Hà Nội đã nghiên cứu quy hoạch 8 bãi sông Hồng. Theo đồ án quy hoạch, ở giai đoạn 1, Hà Nội sẽ xây mới 6 cây cầu bắc qua sông Hồng.
Theo đồ án quy hoạch, ở giai đoạn 1, Hà Nội sẽ xây mới 6 cây cầu bắc qua sông Hồng

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống được UBND thành phố Hà Nội công bố ngày 5/4 vừa qua là bước cụ thể hóa của cả Quyết định số 1259 và Quyết định số 257. Đây là bước cụ thể hóa rất quan trọng, là cơ sở để tổ chức và triển khai các quy hoạch tiếp theo cũng như làm cơ sở để quản lý các khu vực dân cư tại đây.

Một trong những điều rất quan trọng trong Quyết định số 257 về tổ chức thực hiện đó là tất cả các quy hoạch khác thì phải thực hiện theo Quyết định này. Trong đó, yêu cầu phòng chống lũ là yêu cầu lớn nhất nhằm đảm bảo an toàn cho Thủ đô Hà Nội.

UBND thành phố cũng đã giao UBND các quận, huyện Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm lập bản vẽ ranh giới tỷ lệ 1/500 các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ… chuyển Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xác nhận phù hợp với Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thỏa thuận của Bộ NN&PTNT.

ông Phạm Quốc Tuyến - Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội
Ông Phạm Quốc Tuyến - Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội

Các đồ án quy hoạch phân khu đô thị nêu trên được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn nhằm phục vụ cho việc nâng cao đời sống người dân cũng như nâng cao hạ tầng xã hội phục vụ chung khu vực, hoàn chỉnh cảnh quan theo đúng định hướng tại Quyết định 1259 và Quyết định 257.

Trước khi Đồ án được phê duyệt, UBND thành phố Hà Nội đã có đề xuất với Bộ NN&PTNT về những khu vực được tồn tại. Như vậy, khi Đồ án này được ký thì các khu vực này sẽ được chấp nhận ở góc độ như thế nào? Những khu vực nào được để tồn tại theo đề xuất của các quận, huyện, thành phố Hà Nội cũng như khu vực nào sẽ thực hiện theo ý kiến Bộ NN&PTNT đề xuất trước đó?

Theo Quyết định số 257 đã được phê duyệt, có một số khu vực dân cư đang có mà chưa được đề cập trong Phụ lục 3 – Phụ lục được tồn tại, đây là khu vực lớn nhất nằm ở hộ dân ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ và một phần ở Thanh Trì đã được thành phố đề xuất và báo cáo Bộ NN&PTNT, Bộ NN&PTNT cũng đã thống nhất trong việc xem xét điều chỉnh để có thể được xem xét tồn tại. Tuy nhiên, những thông tin cụ thể sẽ cần có những nghiên cứu chi tiết hơn.

Ở đây, Đồ án mới chỉ đưa ra các định hướng. Quy hoạch phân khu sẽ là định hướng, nhưng định hướng này sẽ phải báo cáo đưa vào các quy hoạch. Ví dụ như phương án chi tiết phòng chống lũ, đê phòng chống lũ và quy hoạch chung Thủ đô để báo cáo Thủ tướng cho phép – hay nói cách khác, thẩm quyền khác Quyết định số 257 phải ở cấp Thủ tướng phê duyệt.

Đến thời điểm này chúng ta đã khoanh vùng được khu vực, dự kiến được quỹ đất sẽ phục vụ cho việc phát triển, để trong giai đoạn tới khi Thủ tướng hoặc các quy hoạch cấp trên được duyệt mà có liên quan xác định chính thức khu vực này được tồn tại thì chúng ta sẽ triển khai tiếp.

Đồ án có một điểm được rất nhiều người quan tâm đó là khai thác các quỹ đất để làm công trình cao tầng hiện đại (ở mức độ nhất định) cũng như tạo động lực phát triển. Khu vực nào sẽ là khu vực phát triển, thưa ông?

Một trong những mục tiêu mà chúng ta hướng tới là khai thác các quỹ đất đang có phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ, những khu vực bãi lớn như khu vực bãi Tàm Xá (Xuân Canh), Cự Khối (Long Biên) là những khu vực xây dựng lớn. Ngoài ra, còn có rất nhiều khu vực nữa. Tuy nhiên, những việc này sẽ được cụ thể hóa ở những bước sau.

Phần xây dựng mới phải tuân thủ Luật Đê điều (Điều 26), nghĩa là phải lập dự án và báo cáo Thủ tướng, Bộ NN&PTNT những nội dung có liên quan theo đúng quy định của Luật Đê điều. Khi đó, về phần chi tiết chúng ta mới có thể xác định được nhưng trên cơ sở khai thác cao nhất những gì có thể, đồng thời phải đảm bảo phòng chống lũ.

Đồ án được sự mong chờ của hàng vạn hộ dân ngoài đê. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa có gì rõ ràng? Vậy người dân phải chờ đến Đồ án quy hoạch nào thưa ông? Thời điểm nào các quận huyện sẽ phải hoàn thiện quy hoạch chi tiết để triển khai được trên thực tế?

Để rõ ràng đến từng ô đất, từng khu nhà sẽ phải theo quy hoạch chi tiết - đây là theo quy định của Luật. Việc này liên quan tới cả các sở ban ngành chuyên môn và phải có những hướng dẫn để tổ chức thực hiện. Chính quyền địa phương chắc chắn sẽ phải vào cuộc và sẽ quy định tiến độ cụ thể. Hiện chúng ta cũng chưa có những thông tin cụ thể về việc này.

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Các Đồ án là cơ sở pháp lý quan trọng để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn, hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Ông Troy Griffiths - Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam

Sự đồng bộ của quy hoạch đô thị là một vấn đề nóng, đang được quan tâm của chính quyền các địa phương trong thời gian gần đây. Hiện nay, nhiều quốc gia có nền kinh tế đang trỗi dậy nhanh chóng đang lãng phí các nguồn lực do phát triển một cách thiếu kiểm soát. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu mỗi quốc gia quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và các tài nguyên một cách chiến lược và đồng thời, từ đó mang đến một kết quả tối ưu và bền vững.

Nguyễn Hạnh (lược ghi)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Bổ nhiệm ông Lý Vần Tải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu

Bổ nhiệm ông Lý Vần Tải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Xem thêm