Thứ hai 18/11/2024 19:17

Siêu thị Co.opmart chung tay phân phối nông sản Hải Dương

Hiện nay, bên cạnh nỗ lực hỗ trợ của cơ quan chức năng, với tinh thần tương thân tương ái, nhiều tổ chức, cá nhân cũng tích cực vào cuộc giúp nông dân. Mới đây nhất, hệ thống siêu thị Co.opmart của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã nhanh chóng vào cuộc, lên kế hoạch bài bản, từng bước chung tay tiêu thụ nông sản Hải Dương.

Tại trụ sở Liên minh Hợp tác xã TP. Hà Nội (số 217 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội), sáng ngày 22/2 đã xuất hiện gian hàng hỗ trợ tiêu thụ nông sản của các hợp tác xã bị ảnh hưởng dịch Covid-19 tỉnh Hải Dương của siêu thị Co.opmart. Nổi bật trên quầy là các loại nông sản gồm cà rốt, su hào, cà chua, ổi và bắp cải trắng, ngoài ra còn có hành lá, xoài, cam, thanh long các loại.

Siêu thị Co.opmart tham gia tiêu thụ nông sản cho người nông dân tỉnh Hải Dương

Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội - cho biết, trước mắt siêu thị thành lập gian hàng để thiết thực hỗ trợ bà con nông dân Hải Dương tiêu thụ nông sản. Sau đó tùy tình hình sẽ có lộ trình phù hợp để tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân. Ước tính đợt này siêu thị sẽ bù chi phí để có thể bán ra khoảng 200 - 300 tấn, dự kiến kéo dài trong một tháng hoặc cho đến khi tổng lượng nông sản toàn tỉnh cơ bản được tiêu thụ ổn định.

Tại quầy giải cứu nông sản Hải Dương của siêu thị Co.opmart ở Hà Nội đang bán su hào và cà chua giá 4.900 đồng/kg, bắp cải trắng giá 3.900 đồng/kg, cà rốt 16.900 đồng/kg. Theo siêu thị, nguồn hàng giải cứu này siêu thị chủ yếu tiêu thụ từ các hợp tác xã và có biện pháp kiểm soát chất lượng đảm bảo an toàn, không thu mua giải cứu đại trà những sản phẩm không rõ nguồn gốc. Việc này nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và cũng là đảm bảo uy tín nông sản Hải Dương. Giá bán sản phẩm do siêu thị bù chi phí vận chuyển và nhân công, tuyệt đối không ép giá nông dân để mua rẻ.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương, hiện toàn tỉnh còn khoảng 4.000ha cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá và các loại hành củ đang đến thời điểm rộ thu hoạch. Một số địa phương lo ngại trước diễn biến dịch Covid-19 nên đã hạn chế, thậm chí “đóng cửa” những xe chở hàng xuất phát từ tỉnh Hải Dương. Do bị ách tắc trong khâu vận chuyển nên nhiều doanh nghiệp đã không thể về vùng nguyên liệu Hải Dương để thu mua nông sản. Các ngành chức năng đã tích cực kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, từng bước giải tỏa những vướng mắc trong khâu vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến các điểm sơ chế, đóng gói và chuyển ra tỉnh thành khác để tiêu thụ.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Hải Dương

Tin cùng chuyên mục

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024