Thứ hai 23/12/2024 11:29

"Siêu phẩm" rồng dát vàng, rồng quất độc lạ đón Tết Giáp Thìn 2024

Chỉ còn thời gian ngắn nữa sẽ đến Tết Giáp Thìn 2024, nhiều nhà vườn, thương lái đã có những “siêu phẩm” độc, lạ thu hút khách hàng.

Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2024, năm Giáp Thìn, nhiều nhà vườn, nghệ nhân đã tạo ra những siêu phẩm độc đáo như rồng dát vàng, rồng quất, bưởi, dừa dát vàng... để trưng Tết.

Tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, người dân quá quen thuộc với hình ảnh ông Trương Ngọc Xuân luôn đắm mình vào những cây cảnh, để tạo ra những sản phẩm khác biệt đón Tết. Năm nay cũng không ngoại lệ, ông Xuân ấp ủ ý tưởng làm những con rồng bằng cây quất từ nhiều năm trước. Tết Giáp Thìn 2024 đến gần cũng là lúc ông Xuân từng bước biến ý tưởng này thành hiện thực.

Ông Xuân chia sẻ, để có quất tạo hình cho năm nay, ông đã chọn lựa kỹ lưỡng, đưa vào chế độ chăm sóc đặc biệt từ đầu năm Quý Mão (2023).

Đến giữa năm 2023, cây bắt đầu được cho lên bình, tiến hành vào khuôn để hoàn thiện tạo sáng sản phẩm.

“Để chào đón Tết Giáp Thìn 2024, tôi chuẩn bị cho ra lò 2 cặp rồng quất, với một cặp rồng cuốn dáng đứng và một cặp rồng “long vân thủy" (rồng cưỡi mây đùa với nước)” - ông Xuân tiết lộ.

Tạo hình rồng cho quất, người nghệ nhân phải rất kỳ công

Bởi ông cho biết, theo quan niệm dân gian, rồng xuất hiện ở khắp mọi nơi không chỉ dưới đất mà còn ở trên trời, được xem là biểu tượng thuận lợi của nông nghiệp, mang tới nhiều điều tốt lành. Những người tuổi rồng thường rất năng nổ, giỏi lãnh đạo.

Rồng cũng biểu trưng cho sự giàu có, quyền lực, với sức mạnh tạo ra mưa giông nên được xem là biểu trưng cho năng lượng của đất trời. Do đó, ông rất muốn tạo ra những con rồng bằng quất, với ý nghĩa phong thủy mang lại may mắn, tài lộc nhân dịp đầu năm mới.

Nhìn sang bên cạnh cặp rồng cuốn dáng đứng vừa được ông hoàn thiện, ông Xuân sử dụng 6 cây quất ta để tạo dáng. Còn đối với cặp rồng quất “long vân thủy”, ông Xuân dùng hết 12 cây quất được tuyển chọn kỹ càng. Mỗi con rồng này sử dụng hết 6 cây, được trồng trong 2 bình lớn đóng vai trò như 2 cụm chân của rồng.

Ông Xuân tiết lộ thêm, mặc dù không làm những "siêu phẩm" này với mục đích kinh tế, nhưng nếu có người hỏi mua với mức giá hợp lý, ông cũng sẽ nhường lại cho chủ mới.

"25 triệu đồng cho cặp rồng cuốn và 50 triệu đồng cho cặp “vân long thủy" có lẽ sẽ là mức giá hợp lý" - ông Xuân đưa ra mức giá.

Không chỉ tạo thế rồng từ quất cảnh, nắm bắt xu thế dịp Tết Nguyên đán 2024, nhiều thương hiệu chế tác đua nhau cho ra mắt những mẫu tượng rồng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, mang ý nghĩa may mắn, tài lộc để đón năm mới.

Ví dụ bộ sưu tập rồng mạ vàng 24k của Golden Gift Việt Nam, với sự đa dạng về kích thước, dáng thế phong thủy khác nhau như rồng vàng Thiên Long nhật nguyệt, rồng vàng Kim Long đại cát, rồng vàng Kim Long bảo khang, rồng vàng vờn mây, rồng vàng Kim Long vượng cát, tranh Kim Long tham châu mạ vàng… thu hút nhiều khách hàng.

Tượng Rồng ngậm ngọc dát vàng 24k thu hút nhiều khách hàng

Đại diện thương hiệu chế tác Golden Gift Việt Nam cho biết, để có được bộ rồng vàng đặc biệt này, các nghệ nhân phải mất gần 1 năm chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu lên ý tưởng thiết kế, tham vấn ý kiến của các chuyên gia phong thủy, tạo mẫu thử, chế tác thử.

Một sản phẩm hoàn thiện phải trải qua gần 20 công đoạn để xử lý bề mặt như làm nguội, tạo các lớp bóng sáng hay tạo vết nhám, khối trên sản phẩm… được làm tỉ mỉ, chi tiết. Và cuối cùng, hơn 10 công đoạn liên quan đến phần mạ vàng được đội ngũ thợ lành nghề hoàn thiện nhằm tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất.

Golden Gift Việt Nam dự kiến đưa ra thị trường khoảng 500 tượng rồng vàng để phục vụ nhu cầu quà tặng dịp Tết Nguyên đán 2024. Hiện đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp liên hệ đặt mua.

Các mẫu rồng vàng được Golden Gift Việt Nam chào bán với giá thấp nhất là 4 triệu đồng, cao nhất là 60 triệu đồng. Ngoài những mẫu tượng rồng vàng, Golden Gift Việt Nam còn cho ra mắt mẫu tranh treo tường mạ vàng với tên gọi tranh Kim Long tham châu với giá bán 25 triệu đồng.

Theo lịch phương Đông, năm Giáp Thìn là năm con Rồng, bởi vậy các đơn vị kinh doanh gốm sứ tại làng gốm Bát Tràng cũng tập trung khai thác hình tượng linh vật Rồng đưa vào các sản phẩm gốm, sứ đón Tết cổ truyền.

Đặc biệt trong đó có sản phẩm được lấy cảm hứng từ ấn vàng, mang tên "Dấu ấn rồng thiêng" nhằm chào đón năm Giáp Thìn 2024.

Để tạo nên một sản phẩm đặc biệt này, người nghệ nhân đã phải mất nhiều công sức và thời gian

Ông Phạm Việt Khoa, làng Bát Tràng, có thâm niên gần 40 năm làm nghề gốm sứ cho biết, để tạo ra chiếc ấn gốm dát vàng độc đáo, 5 người thợ giỏi phải thay nhau chế tác từ khâu lên khuôn, tạo hình sản phẩm, hoàn thiện phần thô, tráng men, nung gốm rồi đến công đoạn vẽ vàng lên gốm.

“Bình quân, mỗi kíp thợ gốm Bát Tràng mất khoảng 10 tiếng làm việc không ngơi nghỉ mới làm ra được 4 - 5 sản phẩm ấn gốm vẽ vàng.

Sau khi hoàn thiện khâu tạo hình bằng đất sét, ấn Rồng được người thợ mang đi nung trong lò ở nhiệt độ cao. Sau đó sản phẩm gốm sẽ được nghệ nhân dùng vàng pha dạng lỏng kỳ công vẽ từng đường nét lên rồng và thân ấn, tiếp đó đưa ấn tiếp tục nung từ 6 - 8 tiếng để đạt độ sang trọng, nổi bật cho sản phẩm" - ông Khoa chia sẻ.

Không chỉ tập trung vào biểu tượng của năm, nhiều cửa hàng kinh doanh đồ trang trí Tết cũng đã sáng tạo nên những sản phẩm độc đáo phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Bưởi đỏ chấm thêm "vàng" cũng là sản phẩm độc đáo trong mùa Tết Nguyên đán sắp tới

Để tìm điểm riêng và khu biệt khách hàng, hướng đến các đối tượng khách hàng VIP trong dịp Tết Nguyên đán, gia đình chị Lê Thị Hải Hậu - nhà phân phối bưởi đỏ Hưng Hậu (tỉnh Hải Dương) đã tìm hướng đi riêng từ bưởi dát vàng, tạo hình Phúc - Lộc - Thọ bằng vàng 24K trên các quả bưởi đỏ, loại to đẹp. Nhờ đó, giá thành mỗi quả bưởi cũng được nâng lên.

Chị Hậu cho biết, quả bưởi nhỏ có giá từ khoảng 350.000 đồng, quả to có giá khoảng 750.000 đồng. Những quả bưởi được trang trí công phu nên giá thành cũng đắt hơn. Tuy nhiên, Tết năm nào cũng cháy hàng.

Dự đoán năm nay dừa dát vàng sẽ là sản phẩm được nhiều người săn đón. Ảnh: NVCC

Tương tự, là một chủ buôn dừa tại Hà Nội, chị Thuỳ Dung cho biết, năm nay nhận định xu hướng nhiều người thích mua dừa mạ vàng về trưng Tết, nên chị đã đàu tư nhập số lượng lớn về bán.

Những quả dừa vàng óng, gắn hình hoa, nơ, rồng phượng, tài lộc được bán với giá từ hơn 300.000 đến 1 triệu đồng mỗi cặp. Theo chị Hoa, sau 1 tuần nhập hàng, lượng khách đặt cũng ngày một nhiều hơn. Dự kiến sát Tết, khoảng 23 tháng Chạp chị sẽ nhập số lượng nhiều hơn để phục vụ người dân trưng Tết.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tết Giáp Thìn 2024

Tin cùng chuyên mục

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/12/2024: Đồng Yên Nhật sẽ tăng hay giảm trong tuần này?

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay ổn định ở mức khá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê trong nước cao nhất 121.300 đồng/kg

Tỷ giá USD hôm nay 23/12/2024: Giá USD vẫn nóng

Giá xăng dầu hôm nay 23/12/2024: Dự báo tiếp tục lao dốc

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giảm sâu

Dự báo giá vàng ngày mai 23/12/2024: Vàng sẽ bật tăng trong tuần tới?

Dự báo giá tiêu ngày mai 23/12/2024: Giá tiêu trong nước ngày mai trở lại chu kỳ tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 23/12/2024: Giá cà phê phục hồi

Giá vàng chiều nay 22/12/2024: Giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/12 và tuần qua: Gạo các loại biến động mạnh, lúa tươi quay đầu

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/12): Vàng nhẫn tiếp tục "vượt mặt" vàng miếng

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Nhiều tỉnh thiết lập bảng giá mới, đạt 68.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 22/12/2024: Bạc phục hồi trở lại sau nhiều phiên giảm liên tiếp

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 22/12/2024: Đồng Yên Nhật “chợ đen” tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay 22/12/2024: Đồng USD quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay 22/12/2024: Giá dầu giảm 3% trong tuần

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay giảm nhẹ