Thứ ba 29/04/2025 23:53

Siết xử lý vi phạm lĩnh vực giống cây trồng, kiểm dịch thực vật, thú y

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị  định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các Nghị định nêu trên đã góp phần đưa các quy định về quản lý giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y vào cuộc sống; tạo chuyển biến tích cực đối với việc nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân; bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động quản lý nhà nước về giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, các Nghị định cũng bộc lộ một số những hạn chế, bất cập như: Một số hành vi mức phạt còn thấp, chưa đảm bảo tính răn đe dẫn đến tình trạng vi phạm xảy ra nhiều lần (hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu; hành vi vi phạm về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần…); một số hành vi phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa có chế tài quy định (nhập khẩu sản phẩm động vật mà trên nhãn bao bì không có hoặc có ghi tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất nhưng không đúng với tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất theo danh sách doanh nghiệp của nước đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật vào Việt Nam; nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn hàng hoá không có hoặc có tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm, tên cơ sở sản xuất, mã số cơ sở sản xuất không đúng với thông tin ghi trên Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; nhập khẩu sản phẩm động vật bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, tạp nhiễm côn trùng, chảy nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y về cảm quan, …); một số hành vi cần có sự điều chỉnh để đảm bảo phù hợp thực tiễn (hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền ... ).

Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2018. Một số quy định tại Bộ Luật Hình sự sửa đổi có liên quan về sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195); lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 241)… Bên cạnh đó, nhiều chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP, Nghị định 90/2017/NĐ-CP đã thay đổi hoặc không còn nữa hoặc phát sinh thêm một số chức danh do việc phân, tách, thành lập mới các cơ quan quản lý nhà nước (thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân, thẩm quyền của lực lượng quản lý thị trường…). Những nội dung mới này đòi hỏi cần phải rà soát quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính để sửa đổi, bổ sung đảm bảo sự phân định rõ ràng giữa ranh giới hình sự - hành chính, thống nhất về thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính.

Tăng mức xử phạt vi phạm

Từ những lý do trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.

Trong đó, Bộ đề xuất tăng mức xử phạt một số hành vi vi phạm như: Tăng mức phạt từ 3 – 5 triệu đồng lên mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu, trừ trường hợp được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận. Tăng mức phạt tiền từ 30 – 35 triệu đồng lên mức phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền. Đồng thời, điều chỉnh biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật)…

Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Công ty Đức Khải bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 560 tỷ đồng

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả