Thứ năm 26/12/2024 00:26

Siết chặt hoạt động đấu thầu

Hôm nay (ngày 26/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 dự án luật: Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Theo đó, nhiều nội dung quan trọng về đấu thầu, chống lãng phí đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế.

Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật.

 - Áp dụng chỉ định thầu trong trường hợp cấp bách

Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến chỉ định thầu (điều 22), có ý kiến đề nghị chỉ nên áp dụng chỉ định thầu đối với các trường hợp cấp bách cần khắc phục ngay hoặc bí mật quốc gia. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và chỉnh lý quy định tại điểm a, khoản 1, điều 22 của luật.

Ngoài ra cũng có một số ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định hạn mức chỉ định thầu theo từng giai đoạn hay đề nghị giữ hạn mức chỉ định thầu như quy định hiện hành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tiếp thu và chỉnh lý theo hướng giao Chính phủ quy định hạn mức chỉ định thầu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiếp thu đề nghị bổ sung quy định về chỉ định nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân tự đề xuất, đăng ký dự án đầu tư để tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích và thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại khoản 4 Điều 22 của luật.

Về mua thuốc, vật tư y tế của các cơ sở y tế (mục 3, chương V), theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thuốc được sử dụng tại các cơ sở y tế liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người và tác động trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người dân. Mặt khác, việc mua thuốc chữa bệnh tại các cơ sở y tế cần có thời gian thực hiện có độ ổn định và hiệu quả trong thực tế, do đó nếu quy định những nội dung mới quá chi tiết trong luật mà chưa có tổng kết đánh giá và có tính ổn định thì quá trình thực hiện khó tránh khỏi vướng mắc, thậm chí không triển khai được, hậu quả rất khó lường.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự án luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định việc mua thuốc tập trung được tổ chức ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Để bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động đấu thầu thuốc, dự án luật quy định 3 loại danh mục thuốc: Danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá và danh mục thuốc đấu thầu tập trung và tương ứng cho 3 loại thuốc: loại thuốc phải đấu thầu, loại thuốc được đàm phán giá và loại thuốc phải mua sắm tập trung.

Trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, có ý kiến đề nghị giữ nội dung điều 24 của Luật Đấu thầu hiện hành về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, Ủy ban Thường vụ cho rằng, thực tiễn thời gian qua có những trường hợp nếu chỉ áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư sẽ không có lợi cho quốc gia như đối với các dự án dầu khí, dự án nhà máy điện hạt nhân… Do vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ bổ sung điều 27: “Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư lập phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.

Ngay sau đó, với 88,35% đại biểu có mặt tán thành, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.

Chống lãng phí: Xác định trách nhiệm người đứng đầu

Chiều nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).

Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua đã củng cố, gia tăng và bổ sung các nhóm giải pháp. Theo đó, tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính:

Thứ nhất, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bao gồm trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thứ hai, tăng cường cơ chế kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, phát hiện lãng phí. Thứ ba, có cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh. Cụ thể: Kế thừa và phát triển một số quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm của luật hiện hành, dự án luật lần này quy định rõ ràng, đầy đủ cơ chế khen thưởng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trong phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lãng phí (điều 77). Đặc biệt có bổ sung quy định rõ nguồn khen thưởng, tạo cơ sở pháp lý cao cho việc Chính phủ có hướng dẫn về vấn đề này.

Cuối cùng, là nhóm giải pháp về tổ chức, điều hành. Theo đó, luật hiện hành quy định triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể của Chính phủ. Căn cứ chương trình tổng thể của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. Để việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện một cách thực sự, có hiệu quả đi, dự thảo luật vừa được thông qua đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí tiết kiệm, biện pháp để thực hiện trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nguyễn Hải

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)