Thứ ba 26/11/2024 09:29

Sếp FPT Automotive: Kỹ sư Việt đã làm chủ công nghệ lõi ô tô thế giới

Đội ngũ kỹ sư người Việt của FPT Automotive đã chính thức làm chủ Autosar, công nghệ lõi đang được doanh nghiệp châu Âu thống lĩnh trong nhiều năm qua.

Autosar là thuật ngữ viết tắt của cụm từ ''Architecture of Open Systems for Automotive Electronic Control Units'', có nghĩa kiến trúc hệ thống mở cho điều khiển điện tử ô tô.

Kiến trúc này có cấu trúc phân lớp với các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn, được quy định bởi các công ty gồm BMW Group, Bosch, Ford, Volkswagen, Continental, Daimler, General Motors, PSA Group và Toyota. Những công ty này là thành viên chính trong mối quan hệ đối tác sáng lập ra tiêu chuẩn Autosar.

Khi lĩnh vực công nghệ ô tô ngày càng tiến xa, các công ty sản xuất ô tô cần phải thiết lập ra những tiêu chuẩn chung để quản lý hệ thống điện tử trên các dòng xe ô tô mới. Vì thế nên Autosar rất cần thiết và quan trọng đối với lĩnh vực chế tạo ô tô và trở thành công nghệ lõi của ngành.

Từ đầu những năm 2000, các doanh nghiệp ở Đức và châu Âu được nhận định thống trị công nghệ chế tạo Autosar. Tuy nhiên, tình thế kể trên đã dần đảo ngược. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Kính, Giám đốc FPT Automotive, vào năm 2018, có một hãng xe Hàn Quốc tìm đến FPT Automotive để đặt vấn đề rằng trong thời gian qua, họ phải dùng công nghệ tiêu chuẩn Autosar chủ yếu từ Đức và châu Âu. Điều này dẫn tới việc không thể làm chủ được sản lượng, kéo dài quá trình nghiên cứu, chế tạo.

Ông Nguyễn Đức Kính đánh giá rất cao trình độ của các kỹ sư ô tô người Việt. Ảnh: Trần Đình

Đáng chú ý, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô, một doanh nghiệp xe hơi châu Á muốn làm chủ công nghệ Autosar. Và ngay khi nhận được lời đề nghị của hãng xe này, FPT Automotive đã huy động vốn và nhân lực để thực hiện dự án này. Đặc biệt, đội ngũ chế tạo công nghệ gồm khoảng 1.000 người này hầu hết là kỹ sư Việt Nam, làm việc tại TP. HCM.

Sau khi hoàn thành dự án, đội ngũ kỹ sư người Việt của FPT Automotive đã chính thức làm chủ công nghệ Autosar, giúp hãng xe kể trên liên tục ra mắt sản phẩm mới trong các năm trở lại đây.

''Các kỹ sư Việt Nam đang làm rất tốt. Họ được làm việc với các chuyên gia hàng đầu trên thế giới. Họ không chỉ học mà còn trao đổi, thảo luận trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu thế giới'', ông Nguyễn Đức Kính nhận định.

Bên cạnh đó, theo thông tin từ ông Nguyễn Đức Kính, 1 kỹ sư của FPT Automotive đã có bằng sáng chế và đã có một hãng xe Nhật Bản xin phép dùng sáng chế này trong sản xuất xe của doanh nghiệp.

Hiện nay, đại diện FPT Automotive cho biết cơ hội việc làm cho nhân sự trẻ Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo phần mềm ô tô đang ngày càng mở rộng. Ông Nguyễn Đức Kính đánh giá rằng doanh nghiệp đã tìm kiếm nguồn nhân lực ở khắp nơi trên thế giới. Cuối cùng nhân lực tại Việt Nam vẫn là cốt lõi vì các yếu tố về văn hóa, ngôn ngữ.

FPT Automotive có khoảng 4.500 nhân sự, trong đó 500 người làm dịch vụ thiết kế và mô phỏng cơ khí trong xe, thiết kế và kiểm thử toàn bộ các phần cơ khí trên máy tính. Ngoài ra, 90-92% nhân sự còn lại làm phần mềm cho ô tô. Nhu cầu trong lĩnh vực này rất lớn. Từ nay đến năm 2025, FPT Automotive cần tuyển khoảng 1.000 nhân sự.

Trên thực tế, mục tiêu phát triển của FPT Automotive được nhận định phù hợp với xu hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ xe hơi trong nước. Trong thời gian gần đây, nhiều hãng xe đã và đang triển khai mở rộng sản xuất, gia tăng mẫu mã sản xuất lắp ráp tại Việt Nam. Điều này tạo ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp nằm trong ngành phụ trợ, dịch vụ, hậu mãi.

Đáng chú ý, một số nhà sản xuất lớn tại nước ta gần đây đã hợp tác với Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và các nhà sản xuất ô tô. Điển hình, Bộ Công Thương đã tích cực tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn, hỗ trợ trực tuyến về nâng cao trình độ nhân lực, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử và ô tô.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp giờ đây có khả năng phát triển những linh kiện công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn chứ không nhất thiết phải là các phụ tùng cơ khí. Với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, có rất nhiều cách để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng và mang lại lợi nhuận như việc sản xuất những thiết bị điện tử trên xe hay xây dựng phần mềm giúp ích cho việc vận hành xe.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ