Thứ bảy 16/11/2024 14:26

Sẽ xóa bỏ buôn bán tiểu ngạch, tạm nhập tái xuất?

Xuất khẩu (XK) nông sản nói riêng, hàng hóa nói chung, thông qua hình thức tiểu ngạch đang dần bộc lộ nhiều bất cập. Việt Nam sẽ chủ động đẩy mạnh XK chính ngạch, xóa bỏ hình thức tiểu ngạch, trước hết là xóa bỏ các hoạt động tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu phụ, lối mở.

Nhiều hạn chế

Chia sẻ tại Hội nghị Giải pháp cắt giảm chi phí logistics - giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Trần Đức Nghĩa - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - nêu thực tế, chi phí vận chuyển 1 container hoa quả tươi từ miền Đông Bắc Thái Lan sang Bằng Tường (Trung Quốc) qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mất khoảng 70 triệu đồng. Tỷ lệ hao hụt của hàng Thái Lan thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam, do hàng hóa XK chính ngạch và hoạt động logistics bài bản. Hiện, Việt Nam có 9 loại nông sản được phép XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc nhưng số lượng chưa nhiều, vì chúng ta đang lạm dụng phương thức kinh doanh tiểu ngạch. Chính phương thức này dẫn đến nhiều hạn chế cho hoạt động logistics.

Xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch bộc lộ nhiều hạn chế

Theo số liệu của cơ quan hải quan, năm 2019, hàng hóa tạm nhập khoảng 2,8 tỷ USD, tái xuất khoảng 2,7 tỷ USD. 3 tháng đầu năm 2020, cả hàng tạm nhập và tái xuất thấp hơn khoảng 38% so với cùng kỳ năm 2019. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện, từ năm 2019 đến nay, số lượng các doanh nghiệp (DN) xin thu hồi mã số có chiều hướng gia tăng do hoạt động này không hiệu quả (phát sinh chi phí, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường nội địa). Riêng với Trung Quốc, từ giữa năm 2018 đến nay, thị trường này siết chặt nhập khẩu (NK) tiểu ngạch để bảo đảm thực thi nghiêm các quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì... Kết quả, 11 tháng đầu năm 2019, XK rau, quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm đến hơn 13% so với cùng kỳ năm trước với kim ngạch chỉ đạt 2,24 tỷ USD.

Thực tế trên cho thấy, hình thức thương mại tiểu ngạch không còn phù hợp. Do đó, Việt Nam sẽ chủ động đẩy mạnh XK chính ngạch, dần xóa bỏ hình thức XK tiểu ngạch. Trước hết, xóa bỏ các hoạt động tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở chưa được mở chính thức với các nước láng giềng.

Thực hiện theo lộ trình

Ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất NK (Bộ Công Thương) - cho hay, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng và xin ý kiến các bộ, ngành, cơ quan, hiệp hội, DN và lấy ý kiến rộng rãi trên website của Bộ để ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BCT quy định về lộ trình áp dụng cửa khẩu NK, XK đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.

Theo ông Toản, trước mắt, quy định trên có thể tác động phần nào đến các DN đang hoạt động kinh doanh theo hình thức này. Tuy nhiên, tác động này không quá lớn vì thực tế, một số nước láng giềng đã siết chặt quản lý đưa hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở. Về lâu dài, việc quy định hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu quốc tế chính sẽ tạo hành lang pháp lý cho DN kinh doanh ổn định, bền vững, hiệu quả; giảm thiểu rủi ro phát sinh cho DN khi đưa hàng qua cửa khẩu phụ, chưa mở lối chính thức với nước láng giềng.

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho các DN đang kinh doanh, Bộ Công Thương đã quy định lộ trình thực hiện từ ngày 1/1/2021. Như vậy, DN có thời gian chuẩn bị và kế hoạnh phù hợp với quy định về cửa khẩu kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

Thanh Hà

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD