Thứ ba 19/11/2024 06:49
Thừa Thiên Huế

Sẽ kiểm tra công tác bồi thường sự cố Fomosa vào ngày 29/3

Đúng 8h30 sáng mai (29/3), Đoàn công tác liên ngành do Văn phòng Chính phủ chủ trì sẽ tổ chức kiểm tra công tác chi trả tiền bồi thường, hồ trợ thiệt hại vì sự cố Fomosa ở huyện Phú Lộc và chiều cùng ngày tại huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chi bồi thường ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, TT Huế

Đó là nội dung Công văn số 1640/UBND-NN ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Phương ký.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2825/VPCP-NN ngày 24/3/2017 gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm các bộ liên quan sẽ kiểm tra Thừa Thiên Huế về công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại vì sự cố Fomosa ở Thừa Thiên Huế. Nội dung kiểm tra bao gồm công tác tổ chức, triển khai, quy trình kê khai, thống kê, xác định đối tượng, tổng hợp thiệt hại, thẩm định phê duyệt đối tượng bồi thường thiệt hại từ cấp thôn xóm đến xã, huyện và tỉnh. Kiểm tra hồ sơ xác định thiệt hại, kinh phí bồi thường thiệt hại và chi trả kinh phí bồi thường thiệt hại cho người dân…

Được biết, để bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về môi trường biển từ sự cố Fomosa, Chính phủ đã tạm cấp 2 đợt cho ngư dân và những hộ kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến hoạt động nghề cá ở 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là 4.680 tỷ đồng (đợt 1 là 3.000 tỷ đồng và đợt 2 là 1.648 tỷ đồng). Trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế đợt 1 được tạm cấp 400 tỷ đồng và đợt 2 là 200 tỷ đồng.

Chi bồi thường ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Số tiền này tỉnh Thừa Thiên Huế đã chi trả cho ngư dân và những hộ hoạt động nghề cá ở các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. Trao đổi với phóng viên báo Công Thương, lãnh đạo một sở cho biết, việc kiểm tra của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, khách quan, minh bạch, được người dân hoan nghênh. Tuy nhiên việc kiểm tra này các tỉnh nên thực hiện trực tiếp ngay từ cấp thôn, xóm như chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ không nên tập trung ở trụ sở UBND huyện và chỉ kiểm tra hồ sơ đại diện của một xã. Điều đó vừa thiếu thực tế, không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo sự công khai hóa của người dân.

Trần Minh Tích
Bài viết cùng chủ đề: Sự cố

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số