Thứ bảy 16/11/2024 23:17

Sản xuất gốm sứ xây dựng của Việt Nam thuộc Top 10 quốc gia lớn nhất thế giới

Với nỗ lực cải tiến, tìm kiếm thị trường, đến nay, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới...

Với năng lực sản suất và trình độ công nghệ như hiện nay, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần Prime Đại Việt, tỉnh Vĩnh Phúc.

Gốm sứ là một trong các loại vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong mỗi công trình xây dựng, đóng góp vào sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trung bình hàng năm, công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam.

Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu thị trường trong nước, sản phẩm gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Mỹ, châu Âu; trong đó, doanh thu xuất khẩu năm 2022 đạt hơn 220 triệu USD.

Trước sự phát triển "vượt bậc" như thời gian vừa qua, các chuyên gia đánh giá, trong khoảng 20 năm gần đây, ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.

Về lĩnh vực gạch ốp lát, năm 1994, tại Việt Nam mới chỉ có một dây chuyền sản xuất gạch ceramic công suất 1 triệu m2/năm được đầu tư tại Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng thuộc Tổng công ty Viglacera với dây chuyền thiết bị của hãng WELKO (Italy).

Đến nay, với sự tham gia mạnh mẽ của hàng chục nhà sản xuất như Tập đoàn PRIME, Viglacera, MIKADO, CMC, NICE CERAMIC… đã góp phần nâng tổng công suất gạch ốp lát Việt Nam, gồm gạch ceramic, granite và gạch cotto đạt trên 800 triệu m2/năm.

Lĩnh vực sứ vệ sinh trong những năm qua cũng có sự phát triển nhanh chóng. Hiện tổng công suất thiết kế các dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh tại Việt Nam đạt khoảng 26 triệu sản phẩm/năm. Phần lớn các cơ sở sản xuất sứ vệ sinh có công nghệ hiện đại, đồng bộ, mức độ tự động hóa cao, đạt trình độ tiên tiến thế giới.

Từ năm 2015 đến nay, các dây chuyền đầu tư mới đều có công suất thiết kế từ 0,6-1,2 triệu sản phẩm/năm. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về sản lượng, công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm sứ xây dựng của Việt Nam cũng có những bước tiến nhanh chóng giúp nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm./.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng nhà ở

Tin cùng chuyên mục

Giá bạc hôm nay 16/11/2024: Áp lực từ đồng USD, bạc tiếp tục giảm

Giá heo hơi hôm nay 16/11/2024: Khu vực Hà Nội và Phú Thọ cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Trong nước đồng loạt tăng trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 16/11/2024: Tỷ giá trung tâm ở mức 24.298 đồng

Giá cà phê hôm nay 16/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục duy trì ở mức cao

Giá xăng dầu hôm nay 16/11/2024: Giá dầu giảm 2% do nhu cầu của Trung Quốc yếu hơn

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Vàng chuẩn bị giảm mạnh nhất trong 3 năm qua

Hội đồng Vàng Thế giới nhận định gì về triển vọng thị trường vàng?

Kết nối nông sản Cà Mau và Hòa Bình vào kênh phân phối

Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU

Giá vàng chiều nay 15/11/2024: Vàng nhẫn bất ngờ tăng trở lại

Thị trường thời trang cuối năm ‘ế ẩm’, tiểu thương ‘chật vật’ tìm khách

Giá vàng miếng SJC 'giậm chân tại chỗ', nhà đầu tư vàng cần lưu ý những gì?

Giá lúa gạo hôm nay ngày 15/11: Gạo thơm chào giá cao, giao dịch lai rai

TP. Hồ Chí Minh: Người tiêu dùng băn khoăn khi chọn mua máy lọc không khí

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 15/11/2024: Đồng Yen Nhật kéo dài chuỗi ngày suy yếu

Giá heo hơi hôm nay 15/11/2024: Miền Bắc và miền Trung đi ngang, miền Nam biến động nhẹ

Giá bạc hôm nay 15/11/2024: Bạc thế giới tiếp tục giảm 0,5%

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Đồng loạt giảm, trung bình 138.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 15/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng cao