Ra thăm cửa bể

Ra đến cửa bể  rồi, mới ngẫm nghĩ, sao tận đến mùa Xuân năm nay, mình mới có dịp đến đây nhỉ, cái nơi đáng ra là phải rất thân thuộc với mình? Đấy là cửa bể Ba Lạt, nơi con sông Hồng đổ nước vào biển Đông. Đời người xuôi ngượ làm báo, đã  từng đi khắp đó đây trong nước và ngoài nước, vậy mà bây giờ mới đến. Hóa ra, nơi nào cứ nghĩ là gần, thế nào rồi cũng đến, là lại thành xa xôi…

Sông Hồng thân thuộc với mọi người ở miền Bắc, ở đồng bằng Bắc bộ, ở Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam… giống như tôi quê ở Thái Bình thôi. Ngay từ bé tuổi, theo cha lang bạt, cứ khi nào xe ôtô lên được phà Tân Đệ qua ngang con sông Hồng mênh mông, là cha nói: “Ta đã rời quê rồi đấy con ạ!”. Đi mãi, đi mãi, cuối cùng tôi lại về Hà Nội, là vẫn sống bên sông Hồng.

ra tham cua be

Tôi đã đến nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt ở A Mú Sung, Lào Cai, những năm còn trẻ lắm. Hồi ấy, biên giới phía Bắc đang nóng bỏng. Thời bài hát “Gửi em ở cuối sông Hồng” lính trên chốt rất hay hát. Từ hồi đấy đã nghĩ, nay mai về xuôi, sẽ tìm đến cửa sông Hồng, nhìn cuối sông ở đấy, ngắm em ở đấy, xem có đúng như mình hình dung khi nghe và hát bài hát này ở biên giới không?

Tôi cũng đã lên Mường Tè, Lai Châu, nơi con sông Đà chảy vào đất Việt. Đã đến Thanh Thủy, Hà Giang, nơi con sông Lô chảy vào đất Việt. Sông Đà và sông Lô là hai phụ lưu, cùng với sông Thao dòng chính làm nên sông Hồng. Ba con sông này gặp nhau ở ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, nơi kinh đô cổ nhất nước Việt thời các Vua Hùng, để từ đó gọi là sông Hồng. Ngoài ba dòng chính, nước của dòng sông Hồng còn nhận từ khắp các phụ lưu, rồi lại phân lưu chia ra. Tính hết cả mạng lưới, sông này bao bọc gần như khắp đồng bằng Bắc bộ nước ta, có đến hơn 40 dòng chảy, mang đủ những quán từ như sông, ngòi, suối, nậm, huổi… đứng trước. Những sông Đuống, sông Gâm, sông Chảy, sông Châu, Phó Đáy… Những ngòi Thia, ngòi Hút, ngòi Lao… Những suối Ba Ta, Pa Ma, Nà Thầy… Những nậm La, nậm Ngần… Những huổi Hô, huổi Luông… Đấy đã là những địa danh quen thuộc với bao nhiêu lớp người vì đã trập trùng bước vào những trang văn đầy cảm xúc của thời kháng chiến hào hùng, gian khó.

Hát rằng, anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, là chỗ Lào Cai ấy, nhưng tên sông từ Lào Cai về tới ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, lại mang tên là sông Thao. Tính từ điểm đầu biên giới theo hướng Tây Bắc, Đông Nam đến cuối sông Hồng ra biển cả, dài hơn 500 cây số. Một đoạn đường đi từ rừng đến biển, cũng không quá xa xôi…

Sông Hồng gắn với lịch sử hình thành và phát triển nước Việt mấy nghìn năm. Nhưng cửa Ba Lạt thì mới định hình hơn 300 năm nay, từ trận lụt lịch sử 1787, nước lũ phá tan cửa sông Ba Lạt nhỏ bé, gọi là sự kiện “Ba Lạt phá hội”, mở toang nó ra, phế truất hai cửa cũ là cửa Lân và cửa Hà Lạn của sông Ngô Đồng, để làm nên cái cửa bể mới, phóng khoáng và mênh mông hơn rất nhiều lần.

Ngồi bên cửa bể, nhìn nước sông mênh mông sóng đỏ, thấy mỗi một tặc lưỡi của mình là đã có khoảng 1.000 mét khối nước phù sa hòa vào biển cả. Người ta đã tính, lưu lượng nước sông Hồng nơi cửa bể, cao nhất đến 30.000 m3/giây vào mùa lũ, thấp nhất thì độ 700 m3/ giây vào mùa cạn. Nhìn ngược lên thượng nguồn mà tưởng tượng, ở độ cao hơn 70 mét so với nơi mình đang đứng, nước cứ cần mẫn đổ xuống, tràn qua bao nhiêu thác, bao nhiêu gềnh, bào gột đi bao nhiêu cát đá, phù sa, mấy ngàn năm mà thành đồng bằng Bắc bộ mênh mông. Cứ liên tưởng, rồi thấy, những gì mình đã làm, đã đóng góp suốt cả đời mình cho đời sống này, thật đúng là chưa đáng một phần của hạt cát mà sông Hồng mang từ nơi non cao về bồi tụ cho đồng bằng. Ngồi thưởng thức cua, mực tươi ròng vừa bắt nơi cửa sông lên, nhấp chén rượu nếp cái từ mùa màng châu thổ, mà thấy đấy là ân sủng lớn lao trời đất ban cho mình…

Sông Hồng đã trằn mình trôi qua thời gian và lịch sử. Chế Lan Viên thốt lên: “Hỡi sông Hồng, tiếng hát bốn ngàn năm/ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”. Bao người người lớp lớp kinh qua lửa máu để Văn Cao viết “Trường ca Sông Lô”, Đỗ Nhuận viết “Du kích sông Thao”. Những ngày kháng chiến chống Pháp, Hoàng Cầm đã chỉ ra nguồn cội sức mạnh từ sự trữ tình sông Đuống “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng

chiến trường kỳ”. Sông Đuống có tên chữ là Thiên Đức, do người Việt khơi mở từ thời vua Lý Công Uẩn, nối sông Hồng với Lục đầu giang, vừa làm thủy lợi vừa chia bớt nước của những lũ cơn thịnh nộ xối thẳng vào kinh thành Thăng Long. Trong yên ả, Nguyễn Tuân vẫn thấy sóng vỗ nơi mặt nước xanh màu ngọc bích mà thành tùy bút “Người lái đò trên sông Đà”. Đấy chỉ là một vài trong những ấn tượng trong văn nghệ của sông Hồng cùng các chi lưu, phân lưu trong thời nước Việt Nam mới. Còn nhiều lắm những trang văn, trang sử, ca dao, dân ca trong quá khứ nữa…

Sông Hồng không chỉ bồi tụ nên địa lý, mà còn là ngọn nguồn những sức mạnh không dễ gì cắt nghĩa hết được của những người dân áo vải nơi xứ sở này. Hôm đến cửa bể Ba Lạt, khi sải những bước chân trên thềm phù sa non còn đang ấm nóng, tôi đứng lại, nhìn lên bầu trời. Bầu trời đang xanh ngắt trên sóng đỏ sông Hồng. Bầu trời ấy thật hiền hòa, nhẹ bẫng những đám mây bay về xa…

Không phải lúc nào, trời trên sông Hồng cũng xanh trong, yên ả. Bầu trời ấy ngút khói và nhoáng lửa khi Hà Nội bước vào kháng chiến chín năm chống Pháp, đoàn quân cảm tử lặng lẽ rời Thủ đô qua gầm cầu Long Biên. Bầu trời ấy gầm rú tiếng máy bay Mỹ, Long Biên bị trúng bom sập mất mấy nhịp cắt đứt giao thông, phải nối lại qua cầu phao bắc vội.

Bây giờ, bầu trời trên sông Hồng xanh lại đã mấy chục năm rồi. Sông Hồng mấy ngàn năm chảy mãi, giờ cũng có vẻ mệt mỏi và già yếu đi. Nhìn sông Hồng đi qua Hà Nội mà nghĩ xem, có đúng thế không? Hà Nội có sông Hồng nhưng chưa mấy ai thấy thú vị vì mình đang sống ở thành phố bên con sông lịch sử. Chúng ta đang nợ sông Hồng món nợ rất lớn. Sông Hồng bao giờ mới trẻ lại, đẹp lên, sung sức hơn, có ích hơn cho đời bây giờ và tương lai? Không phải chưa có người đặt ra những câu hỏi này, nhưng câu trả lời thật ý nghĩa thì vẫn chưa có.

Câu trả lời ấy dứt khoát phải có trong thời hôm nay của chúng ta. Trời xanh trên sóng đỏ sông Hồng đã mấy chục năm nay, vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi…

Nguyễn Thành Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nắng nóng, du khách đổ về kín các bãi biển “giải nhiệt” trong kỳ nghỉ 30/4-1/5

Nắng nóng, du khách đổ về kín các bãi biển “giải nhiệt” trong kỳ nghỉ 30/4-1/5

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm vì thế ngay trong hai ngày nghỉ đầu tiên của dịp lễ 30/4-1/5, các bãi biển nổi tiếng trên cả nước lượng khách đổ về đông đúc.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Hàng trăm ngàn người đã đến với Quảng trường biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xem khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 với chủ đề “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”.
Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Giá vé máy bay nội địa cao ''chót vót'' khiến Nha Trang - Khánh Hoà mất lượng lớn khách phía Bắc, đặt kỳ vọng vào nhóm khách phía Nam.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn 2024

Với chủ đề “Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa", du lịch biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) năm 2024 đã chính thức được khai mạc vào tối ngày 26/4.
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất đã khai mạc Chương trình Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”.

Tin cùng chuyên mục

Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Tại diễn đàn phát triển du lịch do Khánh Hoà tổ chức, nhiều giải pháp được các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra để du lịch địa phương phát triển xanh, bền vững.
Điện Biên huy động nhà dân để đón khách du lịch

Điện Biên huy động nhà dân để đón khách du lịch

Là năm diễn ra nhiều sự kiện lớn của cả nước, nên những ngày này, du khách tăng vọt, Điện Biên đã phải huy động nhà dân để phục vụ du khách.
Mù Cang Chải và hành trình trở thành điểm đến yêu thích của du khách

Mù Cang Chải và hành trình trở thành điểm đến yêu thích của du khách

Dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng ngày nay, nhắc đến Mù Cang Chải mọi người đã “định vị” là điểm đến hấp dẫn; du lịch đã tạo sức sống mới cho mảnh đất vùng cao.
Đảm bảo an toàn du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Ngày 24/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 335/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch.
Nhiều điểm du lịch cộng đồng kín khách đặt phòng dịp 30/4 - 1/5

Nhiều điểm du lịch cộng đồng kín khách đặt phòng dịp 30/4 - 1/5

Do lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài nên nhiều điểm du lịch cộng đồng cách Hà Nội hàng trăm km cũng được du khách tìm đến khá đông.
Đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa, đón đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa, đón đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu".
Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc Năm du lịch Tuyên Quang 2024 cơ bản đã hoàn tất.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa đón khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa đón khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa bình thường phục vụ khách tham quan từ 27-1/5/2024.
Đi du lịch trước kì nghỉ Lễ: Xu hướng né tránh đám đông

Đi du lịch trước kì nghỉ Lễ: Xu hướng né tránh đám đông

Việc lên kế hoạch đi du lịch trước những dịp nghỉ lễ dài ngày đang dần trở thành xu hướng của du khách Việt Nam
Điện Biên: Dồn sức đáp ứng nhu cầu thăm chiến trường xưa của du khách

Điện Biên: Dồn sức đáp ứng nhu cầu thăm chiến trường xưa của du khách

Ngành du lịch Điên Biên đang dồn sức tổ chức tốt việc phục vụ các hoạt động tri ân, tưởng niệm của đồng bào, khách du lịch về thăm chiến trường xưa.
Lâm Đồng: Đà Lạt dẫn đầu lượt tìm kiếm của du khách dịp nghỉ Lễ 30/4 -1/5/2024

Lâm Đồng: Đà Lạt dẫn đầu lượt tìm kiếm của du khách dịp nghỉ Lễ 30/4 -1/5/2024

Theo khảo sát của Booking.com, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) ghi nhận lượt tìm kiếm đột biến cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Quảng Ninh phát triển nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Quảng Ninh phát triển nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai các loại hình du lịch trải nghiệm, khám phá cuộc sống, văn hóa bản địa để tăng cường thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp hè, Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc với Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).
Tưng bừng Ngày Văn hóa Sóc Trăng tại Hà Nội

Tưng bừng Ngày Văn hóa Sóc Trăng tại Hà Nội

Đồng bào, công chúng thủ đô Hà Nội được hòa mình vào không gian Ngày Văn hóa Sóc Trăng để thưởng thức nhạc Ngũ âm, trống Schay Dăm, đàn ca tài tử, múa Rom vong
Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Trung tâm xúc tiến Du lịch và đầu tư Kiên Giang, Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc (POBA), Công ty Cổ phần Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) ký kết biên bản ghi nhớ.
Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho Chương trình Carnaval Hạ Long 2024 đang được gấp rút hoàn thành trước khi diễn ra lễ khai mạc sự kiện vào ngày 28/4 sắp tới.
Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt và Đà Nẵng là hai trong số những điểm du lịch trong nước được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Nhân lực du lịch Việt Nam hiện đang vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, dẫn đến chất lượng phục vụ du lịch còn thấp, sức cạnh tranh yếu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động