Thứ hai 25/11/2024 11:23

Quy định trần giờ làm thêm: Có hợp lý?

Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội vào giữa tháng 10 quy định trần giờ làm thêm không quá 400 giờ/năm. Theo phản hồi của nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, mức trần giờ làm thêm là không hợp lý, sẽ tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, xuất khẩu đang chiếm tỷ trọng đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó hầu hết những ngành nghề top đầu về xuất khẩu lại là những ngành sử dụng nhiều lao động, như thủy sản, dệt may, da giày… Do vậy, mức trần giờ làm thêm này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là với các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc, Bangladesh…

Ảnh minh họa

Cùng đó, năng suất lao động của Việt Nam vẫn đang ở thứ hạng thấp so với các nước trong khu vực chỉ bằng 7,2% của Singapore, 18,4% của Malaysia, 36,2% của Thái Lan… thì quy định không quá 400 giờ làm thêm/năm là không hợp lý.

Đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các quy định tại Dự thảo luật sẽ làm cho nỗ lực đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ có thể trở nên kém cạnh tranh. Nguyên nhân, doanh nghiệp e ngại hợp tác với các đối tác nước ngoài do phải đảm bảo quá nhiều quy định về điều kiện làm việc, thời gian làm thêm… Quy định này cũng khiến doanh nghiệp trong nước thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động dôi dư do năng lực tài chính chưa đáp ứng được các yêu cầu.

Với những bất cập trên, các doanh nghiệp cũng đánh giá, nếu được thông qua, những quy định tại Dự thảo luật sẽ tác động tới nền kinh tế bao hàm việc làm sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, sụt giảm nguồn thu của ngân sách nhà nước. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu quốc tế sụt giảm nghiêm trọng. Hơn nữa, theo bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội, Dự thảo luật đang điều chỉnh khoảng 45% lao động làm công ăn lương cho giới chủ còn khoảng 55% người lao động không được điều chỉnh. Với đặc điểm này, khối doanh nghiệp càng chịu gánh nặng lớn từ thời gian làm thêm mà đây là đặc điểm của sản xuất chứ không phải đặc điểm của người lao động.

Do vậy, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đề xuất, mức trần giờ làm thêm từ 450-500 giờ/năm là hợp lý, giúp người lao động có thêm lượng thời gian vừa phải để làm việc trên cơ sở máy móc, thiết bị và hàng hóa hiện hữu của doanh nghiệp để tăng thu nhập. Bản thân doanh nghiệp có thời gian an toàn xử lý các tình huống bất bình thường.

Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm