Thứ năm 28/11/2024 03:46

Quốc gia ASEAN đầu tiên hoàn tất phê chuẩn RCEP

Ngày 9/4, Singapore đã trở thành quốc gia tham gia đầu tiên hoàn thành quy trình chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và lưu chiểu văn kiện phê chuẩn. Tất cả 10 thành viên ASEAN và các đối tác quan trọng là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc đã ký hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh RCEP lần thứ 4 vào tháng 11 năm ngoái.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing cho biết, trong một tuyên bố ngày 9/4 rằng việc nước này nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định RCEP báo hiệu cam kết mạnh mẽ trong việc tăng cường liên kết kinh tế và thương mại với các đối tác, điều này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người dân.

Singapore kêu gọi các nước tham gia RCEP cũng nhanh chóng hoàn tất thủ tục phê chuẩn để thúc đẩy hiệp định có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được ít nhất sáu nước thành viên ASEAN và ba nước ký kết ngoài ASEAN phê chuẩn và các văn kiện phê chuẩn đã được gửi tới Tổng thư ký ASEAN, người đã được chỉ định là cơ quan lưu chiểu cho hiệp định RCEP.Các nước thành viên RCEP đặt mục tiêu để hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/1/2022. Trước Singapore thì Trung Quốc và Thái Lan đã hoàn thành các quy trình phê chuẩn trong nước nhưng vẫn chưa gửi các văn kiện phê chuẩn của mình tới Tổng thư ký ASEAN. Vào tháng 2, Nội các Nhật Bản đã thông qua Dự luật phê chuẩn hiệp định thương mại này.

RCEP được xây dựng dựa trên các thỏa thuận thương mại hiện có giữa 15 quốc gia thành viên, cùng nhau chiếm 30% nền kinh tế toàn cầu và một phần ba dân số thế giới. Hiệp định sẽ giúp giảm bớt các rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ, tạo thuận lợi cho dòng vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường bảo vệ trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ. RCEP sẽ loại bỏ thuế quan trung bình cho khoảng 92% hàng hóa, với khả năng tiếp cận thị trường ưu đãi bổ sung cho các sản phẩm cụ thể như nhựa và nhiên liệu khoáng tại một số thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo hiệp định, nhiều công ty sẽ có thể cung cấp dịch vụ trong khu vực, với giới hạn cổ phần nước ngoài được nâng lên cho ít nhất 50 phân ngành, bao gồm cả dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ viễn thông và dịch vụ tài chính. Một cách tiếp cận minh bạch hơn cũng sẽ cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường chắc chắn hơn.

Các lợi ích khác của hiệp định thương mại bao gồm các thủ tục được đơn giản hóa để thông quan hàng hóa hiệu quả hơn, bao gồm cả việc giải phóng các chuyến hàng nhanh và hàng dễ hỏng trong vòng sáu giờ. Các doanh nghiệp cũng sẽ được bảo vệ khỏi các hoạt động chống cạnh tranh thông qua các chế độ luật cạnh tranh và hợp tác thực thi xuyên biên giới.

Với Singapore, hiệp định thương mại sẽ bổ sung cho mạng lưới các hiệp định thương mại tự do hiện có của nước này, mở rộng không gian kinh tế và thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư. Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore đã làm việc tích cực với các hiệp hội và phòng kinh doanh khác nhau để tổ chức các buổi tiếp cận cộng đồng và hội thảo trên web để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp địa phương hiểu rõ về hiệp định RCEP và cách họ có thể hưởng lợi từ hiệp định này khi hiệp định có hiệu lực.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?