Thứ ba 19/11/2024 13:29

Quảng Ninh: Ưu tiên dự án cho các nhà đầu tư chiến lược

Môi trường đầu tư của Quảng Ninh được đánh giá chưa bao giờ hấp dẫn các nhà đầu tư như hiện nay. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa việc cấp phép, đòi hỏi tỉnh Quảng Ninh tích cực hơn nữa trong việc thu hồi đối với những dự án không khả thi.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành về rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn

Thu hồi đất: Phải làm việc trực tiếp với nhà đầu tư

Theo rà soát của Sở Kế hoạch & Đầu tư Quảng Ninh, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 148 dự án. Hiện, 13 dự án đã có quyết định thu hồi, trong đó 12 dự án thuộc nhóm 1 (nhóm đã được chấp thuận địa điểm đầu tư, phê duyệt quy hoạch và đã giao cho chủ đầu tư) và 1 dự án thuộc nhóm 2 (nhóm mới được chấp nhận chủ trương địa điểm, phê duyệt quy hoạch, nhưng chưa giải phóng mặt bằng, chưa triển khai đầu tư) do thực hiện chậm tiến độ, để dự án treo. Tuy nhiên, đến nay, tất cả các quyết định thu hồi vẫn chưa thực hiện được dự án nào.

Tại cuộc họp với các sở, ban, ngành và địa phương về các dự án đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch, đã phê duyệt quy hoạch, nhưng chưa giao chủ đầu tư, chưa giao đất trên địa bàn diễn ra mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long nhấn mạnh, các sở, ngành, các địa phương kiên quyết không để lãng phí, sử dụng tối đa tài nguyên đất đai, để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Để việc thu hồi đất có hiệu quả, yêu cầu, việc rà soát tình hình thực hiện tài nguyên đất phải là việc làm thường xuyên.“Trong việc thu hồi đất, các địa phương phải mời trực tiếp các nhà đầu tư đến làm việc, không thông qua ủy quyền, các thủ tục pháp lý phải chặt chẽ khi trình UBND tỉnh ra quyết định thu hồi”- ông Nguyễn Đức Long lưu ý.

Vấn đề khó khăn lớn nhất được các ngành, các địa phương tập trung phản ánh tại cuộc họp là việc giải phóng mặt bằng. Đây đang là trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư, làm nhiều dự án bị ngưng trệ.

Ông Nguyễn Đức Long - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh:

“Quảng Ninh luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án, đặc biệt ưu tiên cho các nhà đầu tư chiến lược với những dự án khả thi, song cần quan tâm đến các nhà đầu tư vừa và nhỏ, có năng lực, kinh nghiệm và thực sự muốn đầu tư trên địa bàn”.

Ưu tiên dự án cho các nhà đầu tư chiến lược

Tuy nhiên, đang có một vấn đề đặt ra: Khi các nhà đầu tư mới chọn vị trí đầu tư thì lại động đến vị trí đất đã giao cho các nhà đầu tư trước đó, nhưng chưa triển khai. Nếu không tích cực và không thống nhất quan điểm về thu hồi các dự án treo, sẽ ách tắc không tìm được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, thiết tha đầu tư, nhưng không có đất. Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Long chỉ đạo: “Về nhóm các dự án mới được chấp thuận chủ trương địa điểm phê duyệt quy hoạch chưa giao cho chủ đầu tư, nhưng đã thực hiện giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư, UBND tỉnh sẽ linh hoạt, vừa cho triển khai thực hiện dự án, vừa nhanh chóng giải quyết các thủ tục, để khuyến khích chủ đầu tư thực sự có kinh nghiệm và năng lực về tài chính”.

Liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các địa phương phải chịu trách nhiệm; đồng thời thống nhất biên bản với các nhà đầu tư trước khi báo cáo với UBND tỉnh, để trên cơ sở đó, tỉnh rà soát lại trước khi ra quyết định, tránh chuyện có khiếu nại về sau.

Khai trương Vincom Center Hạ Long- dự án đầu tư có hiệu quả tại Quảng Ninh

Riêng đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Công trình giao thông Cenco 5- hai đơn vị có nhiều dự án sử dụng đất đai trên địa bàn- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành và địa phương liên quan tổ chức các cuộc làm việc riêng trong tháng 6.

Thanh Hà Thúy

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư