Thứ tư 25/12/2024 21:17

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Là địa bàn tập trung 90% trữ lượng than của cả nước, Quảng Ninh đã gắn bó với ngành than trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Thời gian qua, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên than được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến các địa phương coi trọng.

Để đảm bảo công tác quản lý quy hoạch, khai thác, tổ chức sản xuất, kinh doanh, ngoài các văn bản quy định của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh còn ban hành nhiều nghị quyết, văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện quản lý.

Lãnh đạo TKV kiểm tra công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản tại Công ty CP Than Đèo Nai - Vinacomin. Ảnh: Hoàng Yến

Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 9/5/2019 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản trên địa bàn tỉnh". Cùng với đó, các cơ quan chức năng của tỉnh đã ban hành gần 700 văn bản để quản lý, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương.

Từ năm 2019 đến nay, Quảng Ninh đã tổ chức thành công hơn 30 hội nghị toàn tỉnh phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh có nội dung chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản.

Các ngành chức năng phối hợp cùng các doanh nghiệp ngành than đẩy mạnh đấu tranh xử lý vi phạm, tăng cường quản lý tài nguyên, tuyến vận tải, tiêu thụ; thường xuyên nắm bắt tình hình, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo; phân định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ, sản phẩm than; hình thành và vận hành tốt cơ chế trách nhiệm theo hướng cụ thể, rõ đầu mối, nêu cao trách nhiệm cấp ủy, người đứng đầu.

Tỉnh, các địa phương thành lập, duy trì hoạt động của đội liên ngành kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết và kinh doanh than trái phép trên địa bàn; tăng cường kiểm tra các khu vực tiềm ẩn nguy cơ thăm dò, khai thác than trái phép.

Lực lượng an ninh kinh tế (Công an tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với Công ty Than Uông Bí - TKV tiến hành kiểm tra tình hình an ninh trật tự tại khai trường của công ty. Ảnh: Minh Đức

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) có gần 20 công ty khai thác than. Bám sát sự chỉ đạo, các đơn vị sản xuất, kinh doanh than của TKV đều ban hành quy định phân cấp quản lý trong công tác bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ; quy định chế độ trách nhiệm đối với công tác bảo vệ trong công ty; ban hành các văn bản tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác quản lý bảo vệ an ninh trật tự, tài sản, tài nguyên, ranh giới mỏ, chế biến, tiêu thụ than…

Cùng với đó, thường xuyên tổ chức kiểm tra ranh giới mỏ, khai trường, áp dụng quy định báo cáo công việc hàng ngày bằng hình ảnh, video... về phòng bảo vệ và trung tâm điều hành sản xuất của đơn vị theo quy định.

Để kiểm soát chặt chẽ phương tiện vận chuyển than, đất đá lẫn than trong nội mỏ và ra bến cảng, các đơn vị đã tăng cường trang bị cho công tác bảo vệ như thiết bị bảo đảm ánh sáng, lắp đặt đầy đủ và duy trì hoạt động hệ thống camera giám sát tại các kho than, cân điện tử, trạm bảo vệ kiểm soát xe ra vào mỏ…

5 năm qua (2019-2024), riêng các đơn vị trực thuộc Đảng bộ Than Quảng Ninh đã chi hơn 43 tỷ đồng để trang sắm vật tư, thiết bị bổ sung phục vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên, sản phẩm than; lắp đặt 1.524 camera và 1.239 GPS có chức năng giám sát hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than.

Các đơn vị ngành than tích cực trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện đầy đủ thủ tục, các giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến, tiêu thụ than. Đến nay đã trồng cây cải tạo phục hồi môi trường khoảng 1.330ha; việc tổ chức vận chuyển than ra các kho cảng qua các tuyến đường chuyên dùng để chế biến tiêu thụ, các xe tham gia vận chuyển than đều được gắn định vị GPS, gắn logo của tên đơn vị vận chuyển, thực hiện đúng quy định bảo đảm vệ sinh môi trường… Trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn các điểm gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác, vận tải, kinh doanh than.

Thời gian tới, TKV sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp siết chặt các mặt quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tin học hóa, tự động hóa trong sản xuất; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ đất đai, tài nguyên than, khoáng sản, ranh giới mỏ trên địa bàn; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và địa phương; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt trong đơn vị.

Có thể thấy, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên than của tỉnh được nâng lên rõ rệt, tỉnh Quảng Ninh đã kiểm soát tốt tình hình, không để hình thành các "điểm nóng" về khai thác, vận chuyển, chế biến kinh doanh than trái phép. Điều này góp phần giúp ngành than duy trì mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo việc làm, đời sống cho gần 78.000 cán bộ, công chức, người lao động của ngành trên địa bàn tỉnh.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ