Thứ ba 19/11/2024 17:28

Quảng Ninh: Siết chặt quản lý kinh doanh kít test nhanh COVID-19

Tại Quảng Ninh, thời gian gần đây số lượng ca F0 tăng nhanh dẫn đến tình trạng “khan hàng” kít test nhanh Covid-19. Để đảm bảo ổn định thị trường, không để tình trạng đầu cơ, tăng giá, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh các mặt hàng vật tư y tế.

Cụ thể, ngày 21/2/2022, Cục QLTT tỉnh đã có văn bản số 107/CQLTT-NVTH chỉ đạo các Đội QLTT tại các địa phương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh kít test và thuốc chữa Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Qua đó, yêu cầu các đội QLTT tại các địa phương tăng cường công tác quản lý địa bàn, rà soát trên các nền tảng thương mại, điện tử, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về niêm yết giá và kinh doanh kít test, thuốc chữa Covid-19 nhập lậu, chưa được phép lưu hành. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền đến người tiêu dùng về tác dụng của các sản phẩm vật tư, thiết bị y tế phòng chống dịch. Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cấp phép lưu hành và không mua hàng hóa trôi nổi trên mạng để đảm bảo việc theo dõi sức khỏe của bản thân, gia đình.

Lực lượng QLTT tỉnh Quảng Ninh tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh kít test và thuốc chữa Covid-19 trên địa bàn tỉnh

Theo khảo sát trên thị trường hiện có nhiều loại kít test nhanh với nhiều mức giá khác nhau theo xuất xứ như Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ…. Mức giá giao động từ 65.000 – 110.000/bộ, như kit test nhãn hiệu RapidFor, xuất xứ Thổ Nhĩ Kỳ có giá 80-85 nghìn đồng/bộ, còn loại đắt nhất là Humasis Covid-19 Ag Home Kit, xuất xứ Hàn Quốc có giá 110 nghìn đồng/bộ. Tăng 10-20 nghìn đồng/bộ so với thời điểm trước Tết Nguyên đán nhưng cũng không dễ để mua, nhiều cửa hàng thuốc đã treo biển “hết kít test nhanh Covid-19”. Không chỉ kít test nhanh “khan hàng”, các mặt hàng như máy đo SpO2, thuốc sát khuẩn xịt họng, viên sủi Vitamin C …cũng khó mua. Theo chủ một số cửa hàng thuốc, nguyên nhân là do nguồn nhập không có, giá nhập vào hiện đã cao, nên các nhà thuốc nhập về để có mặt hàng bán, giữ chân khách hàng chứ không lãi nhiều.

Theo lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh, đơn vị đã giao các đội quản lý trên các địa bàn kiểm tra hóa đơn, cơ bản giá trên hóa đơn và giá bán không chênh lệch vượt mức quy định. Ngay từ trước Tết Nguyên đán, đơn vị đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra cơ sở, nhà thuốc, đơn vị cung cấp vật tư ý tế để chuẩn bị khi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp hơn.

Cục QLTT tỉnh cũng khuyến cáo người dân nên lựa chọn mua sản phẩm kít test nhanh Covid-19 từ những điểm kinh doanh, nhà thuốc có uy tín. Người dân cần kịp thời phát hiện, thông tin tới cơ quan chức năng các trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh, buôn bán hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ hợp lệ để cơ quan chức năng xử lý nghiêm các vi phạm.

Người dân cần cảnh giác không mua các sản phẩm kít test nhanh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Người dân không nên tự ý mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là mạng xã hội bởi những sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành khi xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác. Như vậy, không những mất tiền oan mà nếu tin tưởng vào những kết quả này còn tiềm ẩn nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

Trường hợp người dùng nếu mua online thì chỉ mua sản phẩm kit test COVID-19 ở các đơn vị là các cửa hàng thuốc có uy tín, đã được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành. Nếu mua kit test COVID-19 qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc sản phẩm, các đơn vị là các cửa hàng thuốc được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành.

Ngày 19/01, Đội QLTT số 3 – Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô khách do ông Hoàng Thế Hưng điều khiển. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trên xe có 2.500 bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 nhãn hiện Roycus bao bì in chữ nước ngoài, không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ hợp pháp kèm theo. Theo khai của ông Hưng, số hành hóa trên được ông mua các điểm trôi nổi để bán kiếm lời lên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ 2.500 bộ thử test COVID-19 ước tính trị giá 125 triệu đồng đã bị Đội Quản lý thị trường số 3 – Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh lập biên bản xử lý theo quy định.
Tiến Dũng

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm