Thứ tư 06/11/2024 14:23

Quảng Ninh: Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024

Quảng Ninh có 42 thành phần dân tộc thiểu số, đến nay công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 đã sẵn sàng.

Quan tâm, chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số

Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, đến nay công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 đã sẵn sàng.

100% đại biểu biểu quyết thông qua Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Hải Hà lần thứ IV, năm 2024. Ảnh: CTV

Ông Nghiêm Xuân Cường - Phó Chủ tịch /chu-de/ubnd-tinh-quang-ninh.topic, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tỉnh Quảng Ninh hiện có 42 thành phần dân tộc thiểu số với 162.531 người, cư trú rải rác ở trên 85% diện tích của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như: Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên… Tỉnh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách riêng để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Nghiêm Xuân Cường cho biết thêm: Để chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024, toàn tỉnh đến hết ngày 28/6/2024 đã hoàn thành Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện theo Kế hoạch số 213/KH-BCĐ ngày 16/11/2023 của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024.

Công tác tổ chức Đại hội cấp huyện bảo đảm nguyên tắc đúng - đủ - hiệu quả theo các yêu cầu, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh tại các văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo, các tiểu ban Đại hội tỉnh và tình hình thực tiễn của địa phương; bà con nhân dân vùng dân tộc thiểu số vui mừng, phấn khởi quyết tâm thi đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số năm 2024.

Do đặc thù đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh chủ yếu sinh sống tại khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nên nhiều năm trước, mặc dù đã được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, nhưng nhìn chung cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là về kết cấu hạ tầng giao thông, các công trình phục vụ dân sinh còn thiếu và yếu...

Nhằm giải quyết có hiệu quả các kiến nghị của cử tri vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trên quan điểm mỗi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành hàng chục chính sách riêng về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng miền.

Nổi bật là tỉnh Quảng Ninh dành nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước và huy động tổng thể các nguồn lực khác tập trung đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược, đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy liên kết vùng động lực với vùng khó khăn; gắn kết với các trung tâm kinh tế, trung tâm đô thị, các vùng động lực, khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển nhanh bền vững; tiếp tục ưu tiên đầu tư cho hạ tầng giáo dục, y tế; đầu tư, nâng cấp công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai, cấp nước sinh hoạt, hạ tầng điện, viễn thông, thiết chế văn hóa...

Rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc

Với chủ trương đúng đắn, quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cùng nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, người dân, tỉnh Quảng Ninh đã tạo đột phá trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đến nay Quảng Ninh đã hoàn thành, hoàn thành vượt tiến độ mục tiêu chung và trên 80% chỉ tiêu cụ thể của chương trình cả giai đoạn với nhiều kết quả nổi bật.

Rõ nét nhất là các nhiệm vụ, dự án hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông động lực, kết nối liên vùng và nội vùng; hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thủy lợi... đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả tốt, tạo động lực mới cho sự phát triển của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Các cơ chế, chính sách cụ thể, nhất là về y tế, giáo dục, văn hóa, nhà ở, điện, nước sinh hoạt, giải quyết việc làm, tín dụng chính sách xã hội… được xây dựng, triển khai bảo đảm kịp thời; các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được duy trì và phát huy hiệu quả, góp phần nhanh chóng hiện thực hóa chương trình bằng kết quả, định lượng cụ thể.

Điển hình như tại huyện Bình Liêu, với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 96%, huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện kịp thời các chính sách đặc thù. Nổi bật là công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, xử lý các điểm ngập lụt; chỉ đạo cấp vốn qua ngân hàng Chính sách xã hội giúp người dân vay vốn phát triển các mô hình sản xuất, thành lập hợp tác xã. Đồng thời, huy động nguồn lực xã hội trong việc xóa hết nhà ở tạm, nhà dột nát, xóa nhà tiêu không hợp vệ sinh.

Du lịch là một trong những thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: CTV

Tương tự, huyện Hải Hà có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 5 xã thuộc vùng dân tộc, miền núi; với 13 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 25%. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đạt khoảng 89,6 triệu đồng/người (tăng 24,6 triệu đồng/người so với năm 2019); các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm bảo tồn và phát huy. Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 67 hộ nghèo, trong đó có 38 hộ nghèo dân tộc thiểu số (chiếm 55%), rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc trên địa bàn huyện.

Đại diện lãnh đạo huyện Hải Hà cho biết: Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chú trọng thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là thực hiện thành công Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về “Phát triển bền vững kinh tế xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh ở các xã, thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025”, coi đây là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, củng cố cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thu Anh

Tin cùng chuyên mục

Trà Vinh: Đề xuất làm nhà máy chế biến rau, quả xuất khẩu công nghệ cao

Lào Cai: Một người tử vong khi đang thi công công trình thủy lợi

Quảng Ninh: Sẵn sàng đón đầu làn sóng khách du lịch Halal

Nghệ An: Công an huyện Quỳnh Lưu phá thành công chuyên án mua bán pháo nổ xuyên quốc gia

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn