Thứ bảy 23/11/2024 00:21

Quảng Ngãi tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nặng

Tính đến thời điểm này,Quảng Ngãi đã có 113 dự án vào KKT Dung Quất với tổng vốn đăng ký trên 8,5 tỷ USD và gần 88 dự án đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư gần 5.800 tỷ đồng.

 - Với phương châm đẩy mạnh phát triển công nghiệp với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục kêu gọi đầu tư theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ nhằm khai thác lợi thế phát triển của địa phương.

25 năm kể từ ngày tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực công nghiệp. Riêng giai đoạn từ năm 2009-2013, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã tăng bình quân 51%/ năm.

Nếu những năm đầu tái lập tỉnh, Quảng Ngãi chỉ có các sản phẩm công nghiệp truyền thống, thì nay khu kinh tế Dung Quất đã thu hút được ngành công nghiệp nặng lọc hóa dầu và các sản phẩm công nghiệp nặng từ nhà máy Doosan Vina.

Tính đến thời điểm này, Quảng Ngãi đã có 113 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất với tổng vốn đăng ký trên 8,5 tỷ USD và gần 88 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư gần 5.800 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp nhờ đó cũng tăng gấp 84 lần so với những năm đầu tái lập tỉnh.

Trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương, Quảng Ngãi vẫn ưu tiên mở rộng phát triển khu kinh tế Dung Quất, tạo vùng động lực phát triển công nghiệp với các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp quy mô lớn, hình thành các vùng kinh tế công nghiệp khác để tạo dựng mối liên kết giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến.

Đồng thời, tỉnh triển khai nhanh các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hiện có nhằm tăng cường thu hút các dự án công nghiệp sạch, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, phụ trợ, từng bước tiến đến xây dựng Quảng Ngãi trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Ông Lê Hồng Hà, Phó Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp Quảng Ngãi cho biết: “Sắp tới cần chuẩn bị hạ tầng các khu công nghiệp, rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư vào khu công nghiệp, tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp”.

Cùng với những tiềm năng, lợi thế của khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn, việc hình thành khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ VSIP Quảng Ngãi hứa hẹn góp phần rất lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, làm đòn bẩy để phát triển ngành công nghiệp Quảng Ngãi trong tương lai.

Theo VTV

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số