Thứ ba 24/12/2024 03:15

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.

Đến năm 2025 sản xuất dệt may, da giày tăng 15-17%

Theo Kế hoạch số 102/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Quảng Ngãi kỳ vọng thúc đẩy 2 ngành công nghiệp quan trọng này.

Theo đó, Quảng Ngãi đặt mục tiêu thu hút đầu tư các dự án ngành dệt may và da giày có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, có năng lực cạnh tranh cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; tiếp tục củng cố và phát triển các dự án hiện có, tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa; ưu tiên phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày; đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực quản lý cao hơn về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong 2 lĩnh vực.

Cụ thể, Quảng Ngãi đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may và da giày giai đoạn 2021-2030 đạt 15-17%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 2 ngành năm 2025 đạt 345 triệu USD, năm 2030 đạt 400 triệu USD.

Quảng Ngãi phấn đấu đưa dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu

Giai đoạn 2031-2035, tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành dệt may và da giày là một trong những ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu bằng hoặc cao hơn cả nước.

Quảng Ngãi cũng định hướng tiếp tục sản xuất các sản phẩm ngành dệt day, da giày theo hướng phục vụ xuất khẩu, kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp sức mua của người tiêu dùng.

Phát triển 2 ngành theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao. Hình thành các cụm dệt may, da giày, tạo mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp và phát triển chuỗi giá trị của ngành; hình thành các liên minh và các tổ chức hợp tác giữa các công ty theo chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đến phân phối sản phẩm may mặc, da giày.

Cùng đó, tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất vải, sản phẩm dệt, kỹ thuật và phụ liệu phục vụ ngành may; ưu tiên nghiên cứu khả năng sản xuất các sản phẩm từ hóa dầu (xơ, sợi, hóa chất...) phục vụ cho dệt may; khuyến khích thu hút đầu tư sản xuất giày thể thao và giày vải trong sản xuất và xuất khẩu; sản xuất giày dép da thời trang và cặp, túi, ví chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và thị trường nội địa.

Nhiều giải pháp quan trọng

Để kế hoạch hoàn thành đúng mục tiêu, Quảng Ngãi cũng xây dựng những giải pháp quan trọng về phát triển thị trường, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất, tổ chức quản lý, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới khoa học, công nghệ và phát triển bền vững, xanh hoá ngành dệt may và da giày.

Trong đó, với 3 giải pháp quan trọng về phát triển thị trường, phát triển nguồn nguyên liệu và thu hút đầu tư, Quảng Ngãi thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, phát triển thị trường; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường; tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số, kết nối kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành dệt may và da giày; triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Ngãi.

Tăng cường hợp tác dài hạn với các đối tác quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, trường đại học, viện nghiên cứu nhằm nghiên cứu chuyên sâu về các sản phẩm và công đoạn hỗ trợ cho ngành dệt may và da giày phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phổ biến và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về tác động của các hiệp định thương mại tự do. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, xác định một số thị trường tiềm năng để định hướng doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế... giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống…

Cùng đó, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư ngành dệt may và da giày lồng ghép trong Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm dệt may và da giày có sức cạnh tranh cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho 2 ngành, nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường; xem xét thu hút dự án đầu tư có công đoạn nhuộm đảm bảo các tiêu chí môi trường quy định.

Thu hút kêu gọi các nhà thiết kế, trung tâm thiết kế thời trang, thợ giỏi về đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Triển khai và đẩy mạnh các chương trình kết nối giữa tập đoàn, doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vệ tinh, cơ sở gia công... để tham gia vào chuỗi sản xuất của ngành dệt may và da giày trong tỉnh, với các tỉnh lân cận và trong cả nước, hình thành liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên, phụ liệu đến sản phẩm cuối cùng.

Giải pháp phát triển nguồn nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất, địa phương thu hút đầu tư các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu tổng hợp dẫn xuất từ dầu mỏ; sản xuất xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường, sợi chỉ số cao, chất lượng cao; sản xuất dệt, nhuộm và công nghiệp hỗ trợ.

Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ kinh phí cho công tác xử lý nước thải, chất thải trong cụm công nghiệp chuyên ngành đã được quy hoạch.

Hướng các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung phát triển ở khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp dệt may và da giày tại một số địa phương trong tỉnh. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp như: Ngành cơ khí sản xuất các linh kiện và phụ tùng, các loại hóa chất; ngành sản xuất nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may và da giày ...

Năm 2023, sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ước đạt 17 triệu sản phẩm, vượt 6,3%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 120 triệu USD, đạt 104% kế hoạch.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ngãi

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế